Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Posts Tagged ‘Kẻ Diên (Diên Sanh) – Quảng Trị’

CUNG KÍNH THÀNH HOÀNG KẺ DIÊN

Posted by Trần Xuân An trên 05.02.2023

hidden hit counter

.
CUNG KÍNH THÀNH HOÀNG KẺ DIÊN
Trần Xuân An

lặng ngồi im dưới gốc bàng
lắng nghe văn tế đình làng xa xưa
bảy trăm năm mấy ngàn mùa
Thành hoàng ngự, những triều vua qua rồi

sắc phong vương, khắp bể khơi
tích thuyền đánh giặc gặp trời bão giông
ngài Nguyễn Phục hiểu Biển Đông
hoãn buồm chèo, kẻ bạc lòng sàm tâu
người trung nghĩa phải rơi đầu
Hải Dương thờ, vua Lê đau lệnh mình
nỗi oan từ đó hiển linh
hồn phúc thần ngự vào đình Kẻ Diên

ngược sông Mỹ Chánh, bưng biền
cầm quân triều Mạc trung kiên tướng thần
tổ tiên – giặc Minh xâm lăng?
nhiều đời hậu duệ trách căn cước mình
bi kịch huyết thống tội tình
sáng tỏ ra, khi hi sinh, kiệt cùng
Hoàng Bôi vẫn đấng anh hùng
Mạc triều phong phúc thần chung mấy làng

giữ yên đồng ngọc, rừng vàng
mênh mông biển bạc Hải Lăng quê nhà
Chiêm tặng đất lại quay ra
sông Khung dậy sóng Lào qua, phải về
tướng thần thuở mục ngai Lê
Lê Cử Nồng lại lắng nghe vận trời
phúc thần, triều Mạc lên ngôi
Trung Trinh Bá Thượng Xá ngời linh thiêng

gốc Kẻ Diên sáu người hiền
văn tế ngân tên họ riêng, tôn thờ
ngài Phan Khắc Ngạn giỏi Nho
làu kinh sử từ tuổi thơ danh lừng
đuốc gươm Ái Tử sáng trưng
Chúa Tiên vời dạy, sống cùng cháu con
ra Bắc đuổi Mạc lên non
Chúa giao chính sự, trăm dồn một tay

miếu Quan Đốc ấy, hương bay
cùng nến thắp miếu Quan Cai anh hùng
họ Nguyễn Tín, vút dây cung
kiếm ngời rồng lượn, ngựa lưng chừng trời
giận Chiêm, xót máu Chiêm rơi
ngài chùn tay, máu ngài nơi ngực ngài
ngựa cõng về Kẻ Diên này
Ninh Bảo hầu, hồn xưa nay Thành hoàng

quan trấn Lao vó ngựa vang
họ Nguyễn Văn, gươm ướt trăng giữ rừng
thấy trong hương khói tế chung
chốn sơn phòng Nguồn Hãn cùng Non Mai
Kẻ Diên cường tráng sức trai
“Ô Châu cận lục” không dài chữ ghi
đến Chúa Nguyễn vẫn uy nghi
ngài Cai đội Cẩm Long thi luyện người

Kẻ Diên, Chúa Nguyễn mấy đời
tin dùng tài trí, xa soi gương gần
như Lý Thường Kiệt tịnh thân
làm quan dinh Chúa chữ dâng mực mài
Nguyễn Văn, phổ ý đẹp hoài
tế đình thôi lẻ ba bài vị cô
người làng sáu vị, ngai thờ
phúc thần ba đấng vua cho sắc về

lời trong xưa thẳm, vọng nghe
Nguyễn Văn, Nguyễn Tín vai kề Phạm Văn
— ba tiền khai khẩn, triều Trần
hậu khai canh, bảy di dân cuối Hồ:
Phan, Dương, Trịnh, đầu Lê sơ
Trần Văn, Lê, Đặng, Hoàng vô chung lòng
Trần Thanh, Phan Ðình, nối công
Nguyễn Như, Trần, Nguyễn sức đồng Chúa Tiên *

gốc bàng, lắng nghe lời thiêng
yêu làng, văn tế thề nguyền núi sông
mười lăm, truyền mười hai dòng *
tôi ngụ cư không ngoài lòng Kẻ Diên

nhiều năm thoảng gợn, an nhiên
vào Nam suy ngẫm, tập thiền bao dung
nhân thần chống Lê trung hưng
Lê trung hưng vẫn không ngưng phong thần
trung nghĩa còn, triều đại tàn
hậu triều không phế sắc ban tiền triều
mỗi triều riêng mỗi kính yêu
— Trạng Trình phò Mạc rồi tiêu dao về. *

T.X.A.
07:36-16:58, 04-02-2023
(Mười bốn, áp Rằm Nguyên tiêu Quý Mão HB23)
……………………….

(*) ~ Ngoài các ngài nhân thần do các triều đại sắc phong (ngài Nguyễn Phục người tỉnh Hải Dương, ngài Hoàng Bôi người làng Câu Nhi bản huyện Hải Lăng, ngài Lê Cử Nồng người làng Thượng Xá, địa danh cũ là Hoàng Xá, cũng thuộc bản huyện), còn có lục vị tiền quan là người gốc Kẻ Diên (ngài Phan Khắc Ngạn, ngài họ Nguyễn Tín, ngài họ Nguyễn Văn, và ba ngài khác cũng thuộc họ Nguyễn Văn). Trong sáu vị quan thời Chúa Nguyễn, gọi là tiền quan, có bốn vị tịnh thân như danh tướng Lý Thường Kiệt đời Lý. Đó là ngài quan thái giám Phan Khắc Ngạn, ba ngài quan thái giám họ Nguyễn Văn. Cũng là thành hoàng của làng gồm các tiền hiền, hậu hiền của mười lăm họ tộc chính cư làng Kẻ Diên (Diên Sanh): “Ba ông tiền khai khẩn, bảy họ hậu khai canh (có lục vị tiền quan), ngũ phái tiếp công nối sức”. Nói tắt là “Ba ông, bảy họ, lục vị tiền quan, ngũ phái”. Trong mười lăm họ chính cư, có ba họ vô tự, nhưng vẫn có bài vị ngai thờ ở đình làng. Như vậy, tổng cộng là hai mươi bốn bài vị: Ba ngài nhân thần, sáu ngài tiền quan, mười lăm ngài tổ của mười lăm họ. ~ Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh: 1491; đỗ trạng nguyên: 1535 (ông đã 44 tuổi, triều Mạc đã định ngôi vua được 8 năm) và làm quan dưới triều Mạc 8 năm, từ 1535 đến 1542 hoặc 1543 (cáo quan khi độ 52 tuổi); mất: 1585 (94 tuổi). Dương Văn An (1514-1591), đỗ tiến sĩ năm 1547 (triều Mạc), tác giả tục biên “Ô châu cận lục” (1553), cũng làm quan dưới triều Mạc. Nhà Mạc thành lập: 1527 và bại vong: 1592 (65 năm), nhưng vẫn tồn tại ở Cao Bằng đến tận 1677.

Tham khảo (sắp theo thứ tự chữ cái) :

1)- Dương Văn An, “Ô châu cận lục”, bản dịch của Văn Thanh, Phan Đăng, Nxb. CTQG., 2009, tr.139; có đối chiếu bản dịch của Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc. Trung Trinh Bá [Lê Cử Nồng] người làng Hoàng Xá, Hải Lăng, được xếp vào mục Trung nghĩa. Theo bản văn do ông Nguyễn Tín Thừa chấp bút, đã dẫn bên dưới (4), ngài Lê Cử Nồng có công đánh dẹp giặc xâm lăng. Theo đó, ngài hẳn có công lao đặc biệt đối với làng Kẻ Diên. Trích văn bản đã dẫn: “Ngài Trung Trinh Lê Cử Nồng, quê ngài ở làng Thượng Xá, Hải Lăng, Quảng Trị. Ngài là một vị tướng có nhiều công trong cuộc chiến chống xâm lăng. Ngài đã hi sinh, được triều đình phong tặng sắc bằng là Phúc thần, là Thành hoàng, thờ tại đình làng Diên Sanh” (tlđd., tr.4).

2)- Nguyễn Bính, Nguyễn Hiền, Toàn văn Ngọc phả về Đông hải Đại vương Nguyễn Phục, Thành hoàng làng Đặng Xá, thờ ở đình làng (cùng huyện Kim Bảng, cách làng Đặng không xa, tại đình Trải thuộc thôn Thọ Lão, xã Hoàng Tây, tỉnh Hà Nam ngày nay, cũng thờ thành hoàng Nguyễn Phục). Thông tin cụ thể về xuất xứ văn bản: Bản chính do Bộ Lễ triều Lê biên soạn và ban phát cho xã để thờ. Người soạn: Nguyễn Bính, Đông Các đại học sĩ. Năm biên soạn: Hồng Phúc năm đầu (Nhâm Thìn 1572, niên hiệu vua Lê Anh Tông). Bản sao này do Nguyễn Hiền vâng mệnh vua sao chép lại, rồi ban xuống cho xã, trong năm Vĩnh Hựu thứ 12 (Bính Thìn 1736) đời vua Lê Ý Tông. Ông Chu Đức Soàn sao lục ngọc phả và ghi rõ xuất xứ như trên. Trích ngọc phả: “Nhà vua hạ chiếu triệu ngài về triều, phong ngài làm chức Phó tả thị giảng (dạy vua học). Tới khi Vua Thánh Tông Thuần Hoàng Đế đi đánh Chiêm Thành ở phương Nam, ngài giữ chức Đốc vận chuyển lương thuyền. Bấy giờ gặp dịp sóng to, Ngài sợ kinh động quân sĩ, bèn hoãn một ngày. Vua nghe lời gièm pha của hoạn quan, ghép tội phạm pháp và đem chém. Bấy giờ là ngày hai mươi tháng mười. Ngài được mai táng tại xã Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Quảng Tường, Sầm Sơn, Thanh Hóa). Lại nói từ sau khi ngài hoá rất mực linh thiêng, nhân dân địa phương đã dựng đền thờ ngài. Thuyền buôn qua lại cầu đảo đều linh nghiệm. Sau vua thương Ngài vô tội bèn truy tặng sắc phong làm Thần Đông Hải, dựng một ngôi đền ở xã Bạch Đường để thờ ngài, lại hạ chiếu truyền cho thiên hạ, địa phương nơi nào ngày trước có nhà cửa của Phụ Công tại các làng xóm, thì cho dân rước sắc về lập đề thờ. Bấy giờ nhân dân xã Đặng Xá, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, đạo Sơn Nam nghe có chiếu chỉ liền đều kéo đến kinh thành rước sắc về lập miếu ở chỗ căn nhà lá cũ cạnh chùa để thờ ngài. Từ đó về sau, nước cầu dân khấn thảy đều linh ứng”.

3)- Huỳnh Đình Kết, “Hoàng Bôi, quan tướng triều Mạc” (1994). Trích từ bài nghiên cứu: “Riêng ông, những ghi chép về mối quan hệ huyết thống với Thượng thư Hoàng Phúc nhà Minh ở trong gia phổ, đã gợi mở nhiều vấn đề cần quan tâm, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mới có khả năng làm sáng tỏ được”.

4)- Nguyễn Tín Thừa (tộc trưởng họ Nguyễn Tín), “Sơ lược lịch sử làng Diên Sanh”, phát biểu trong Đại lễ khánh thành đình Diên Sanh ngày 20 tháng 2 năm Quý tị (2013). Ngoài các thông tin đã vận dụng, văn bản còn ghi rõ: Ba ngài Lê Lai, Đặng Lựu (đợt 2, triều Hồng Đức, niên hiệu Quang Thuận) và Trần Đại (đợt 3, chúa Nguyễn) đã vô tự.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3369053946701866/
.
Xem thêm thơ Tết Quý Mão HB23 theo nhan đề link-hóa:

NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN, VÀNG TRĂNG MẬT & Câu đối

3 bài thơ mai đào quýt Tết Quý Mão 2023

MAI KẾT TRÁI


.
Ảnh:
.

.

.
NHỮNG BÀI HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC MỚI VIẾT (tính từ ngày 11-12-2022) — Trần Xuân An
Có thể tìm đọc ở nhan đề hoặc lịch ngáy tháng năm tại cột dọc bên trái
.
A.- THƠ TẾT & THƠ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC:
1)- 05-12-2022: HƯU LÀ LẦN THỨ HAI TUỔI XUÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720408101887/
2)- 07-12-2022: TẾT, TẠ ƠN THIÊN NHIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720821435179/
3)- 11-12-2022: NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3324567184483876/
4)- 16-12-2022: TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
5)- 22-12-2022: NHÀM NHẠT CHĂNG,
CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3334529810154280/
6)- 23-12-2022: TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3335342896739638/
7)- 24-12-2022: “ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
8 )- 28-12-2022: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
9)- 31-12-2022: TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341970806076847/
10)- 11-01-2023: KẺ SĨ VÀ QUÝ TỘC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
11)- 16-01-2023: SỌ DỰNG NGƯỢC CẢ HAI MIỀN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3354236084850319/
12)- 22-01-2023: NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN,
VÀNG TRĂNG MẬT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3358815274392400/
13)- 24-01-2023: CÓ TRĂM MÙA ĐỂ YÊU MAI ĐÀO
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3360311264242801/
14)- 26-01-2023: TÁI BẢN TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361740807433180/
15)- 26-01-2023: QUÝT TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361765110764083/
16)- 27-01-2023: MAI KẾT TRÁI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3362573360683258/
17)- 30-01-2023: TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3364941183779809/
18)- 03-02-2023: TÔ HỒNG THẮNG, KHUI ĐEN BẠI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3368000463473881/
19)- 04-02-2023: CUNG KÍNH THÀNH HOÀNG KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3369053946701866/
.
B.- CÂU ĐỐI:
1)- 20-01-2023: CÂU ĐỐI TẾT QUÝ MÃO 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3357039501236644/
.
C.- MẤY BÀI BÌNH LUẬN:
1)- 18-12-2022: NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330850417188886/
2)- 12-01-2023: NHÂN ĐỌC BÀI THƠ “PHẠM QUỲNH, PHẠM TUYÊN” CỦA THÁI BÁ TÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3351193855154542/
3)- 13-01-2023: VUA, THẦY, CHA
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
4)- 28-01-2023: 50 NĂM HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973 — 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3363047027302558/
.
Link trang này:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341402419467019/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN

Posted by Trần Xuân An trên 31.01.2023

hidden hit counter

.
TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN *
Trần Xuân An

mươi người cầm, chào bán mươi cành mai
bên nón lá áo tơi, vàng hé búp
phố huyện còn nát tan, hồn xuân thức
nở bấc đèn ngàn năm: mai sáng ngày

vẫn Kẻ Diên, hát “còn chồi nẩy cây”
tươi mai nhà đem lên, về cửa chợ
người nông dân từ Lý – Trần xưa cổ *
vượt Đèo Ngang, còn đó, Tết mai vàng

mai Kẻ Diên, mai Ba Thê, An Giang
mai Sài Gòn, mai Quảng Trị, mai Huế
mai Quảng Nam, Huế giao thời, B’Kẽh
mai Đa Huoai, Đức Trọng, mai thổ nghi

mai thổ nghi, mai thổ nghi, Tết lạ chi
nhưng ngàn năm sắc mai vàng còn mới
ơi Kẻ Diên chợ huyện xưa lầy lội
áo tơi chằm, nón lá cời, tươi mai

Tết Quảng Trị, có vàng nắng, phùn rây
sân nhà nào cũng trồng mai vàng Tết
phố chợ ít đất đai, đều sắm hết
sắm cành mai, nông dân Lê – Nguyễn trao *

mai Kẻ Diên nhớ Huyền Trân, hoa đào
cứ như nhuộm nắng Đàng Trong, vàng sắc
đào phai, đào phai Đàng Ngoài, Miền Bắc
mai triều Nguyễn nối ngàn năm, Phương Nam *

trái mai chín — ngọc đen, hoàng hậu Chăm
ơn Huyền Trân, Kẻ Diên thời Ô Lý
ơn chúa Nguyễn, Đàng Trong gieo vững rễ
tận Phú Quốc, mai thắm nhớ đào phai

cửa chợ trước cổng đình, mai nối vai
kính Thành hoàng trấn Lao, Chiêm tiếc đất
các công thần sắc phong từ Lê – Mạc… *
mai Huyền Trân, ngọc đen trổ giêng hai…

những trăm năm the lụa sáng gái trai
hai nội chiến rú xương liền ruộng cỏ
dân chạy đạn, về dựng lều trung cổ
thời hậu chiến, Tết xơ xác rạc rài

ngắm mai, đào, trong, ngoài còn thở dài
ai oán, Trịnh – Nguyễn, oán ai, Vàng – Đỏ
Tết chẳng phải quan phương, lòng để ngỏ
nội chiến do đâu, đâu do đào, mai

sự thật nào hậu chiến Đỏ – Vàng này?
quan Bắc Đỏ vào Nam Vàng thống trị
Búa liềm Sao nguỵ Nga hơn cả nguỵ
đâu phải do mai với đào, màu hoa

Tết đâu phải quan phương, lòng thật thà
“nhìn thẳng sự thật, viết đúng sự thật”
quãng lịch sử mãi vẫn còn xới lật
đào và mai, muôn thuở Tết Thiên nhiên.

T.X.A.
07:01-09:29, 30-01-2023
(mùng 9 Tết Quý Mão HB23)
……………..

(*) ~ Tết 1984-Tết 1991. ~ Lịch sử Nam tiến trải qua các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Làng Kẻ Diên (Diên Sanh), Hải Thọ, Hải Lăng, Quảng Trị có họ tộc vốn gốc Thăng Long (Hà Nội), vào đó từ đời Trần. Bài ca dao “Mười cái trứng” còn lưu giữ ít từ thuộc lớp từ Bắc Bộ. Tiếng và giọng nói Diên Sanh dần dà thành tiếng và giọng Nghệ – Tĩnh, do các lớp di dân vào sau trên khắp Ô Lý xưa. Thành hoàng của làng gồm các ngài công thần các triều đại, được các triều đại ấy sắc phong, có vị thuộc triều Hậu Lê, triều Mạc…

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3364941183779809/
.
Xem thêm thơ Tết Quý Mão HB23 theo nhan đề link-hóa:

NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN, VÀNG TRĂNG MẬT & Câu đối

3 bài thơ mai đào quýt Tết Quý Mão 2023

MAI KẾT TRÁI


.
Ảnh:

.

.
NHỮNG BÀI HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC MỚI VIẾT (tính từ ngày 11-12-2022) — Trần Xuân An
Có thể tìm đọc ở nhan đề hoặc lịch ngáy tháng năm tại cột dọc bên trái
.
A.- THƠ TẾT & THƠ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC:
1)- 05-12-2022: HƯU LÀ LẦN THỨ HAI TUỔI XUÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720408101887/
2)- 07-12-2022: TẾT, TẠ ƠN THIÊN NHIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720821435179/
3)- 11-12-2022: NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3324567184483876/
4)- 16-12-2022: TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
5)- 22-12-2022: NHÀM NHẠT CHĂNG,
CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3334529810154280/
6)- 23-12-2022: TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3335342896739638/
7)- 24-12-2022: “ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
8 )- 28-12-2022: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
9)- 31-12-2022: TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341970806076847/
10)- 11-01-2023: KẺ SĨ VÀ QUÝ TỘC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
11)- 16-01-2023: SỌ DỰNG NGƯỢC CẢ HAI MIỀN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3354236084850319/
12)- 22-01-2023: NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN,
VÀNG TRĂNG MẬT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3358815274392400/
13)- 24-01-2023: CÓ TRĂM MÙA ĐỂ YÊU MAI ĐÀO
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3360311264242801/
14)- 26-01-2023: TÁI BẢN TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361740807433180/
15)- 26-01-2023: QUÝT TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361765110764083/
16)- 27-01-2023: MAI KẾT TRÁI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3362573360683258/
17)- 30-01-2023: TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3364941183779809/
.
B.- CÂU ĐỐI:
1)- 20-01-2023: CÂU ĐỐI TẾT QUÝ MÃO 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3357039501236644/
.
C.- MẤY BÀI BÌNH LUẬN:
1)- 18-12-2022: NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330850417188886/
2)- 12-01-2023: NHÂN ĐỌC BÀI THƠ “PHẠM QUỲNH, PHẠM TUYÊN” CỦA THÁI BÁ TÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3351193855154542/
3)- 13-01-2023: VUA, THẦY, CHA
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
.
Link trang này:
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341402419467019/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Người Mẹ trong chiến tranh (khúc 7)

Posted by Trần Xuân An trên 06.05.2020

hidden hit counter

.
        
NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH
(Tiếp theo)
Trần Xuân An

7

Tết Mậu Thân, trơ song đôi vách
ngói – xà bần, lều rách tôn bay
Hè Đỏ Lửa, miểng chém dày
ba vài sắt thủng, giạt đầy vữa vôi

mới hồi cư, che trời, căng bạt
vài sắt nhà chờ gác cột cây!
lợp tôn cứu trợ là may
phên quanh kết miếng thủng này, xé kia

giếng nhà đào, xây chia nhà cạnh
cũng vỡ thành, nước quánh, vét bùn
vá nền pháo khoét, giun đùn
còn nguyên hầm trú, đắp vun mái hầm

nhà đủ vững hằng năm mưa bão
chắn gió lào thổi rão, mỗi mùa
vẫn nhìn ra chợ bán mua
hàng tạp hoá, phố huyện vừa hồi sinh

con gái nuôi hết mình lo học
phải băng ngang, vượt dọc theo trường
chiến tranh ngắt lối, nối đường
vẫn bên mẹ, việc ngày thường, chăm ngoan

đều sống lại, huyện làng Quảng Trị
(mặc giành đất, chưa nghỉ giành dân!)
nhà là quán mẹ, bình an
cháy nhà, nhà sập, hai lần, còn chi!

đám cưới chị, mẹ đi không được
có ba lo gương lược vu quy
điện thắp thêm, chị đỗ thi
sáng phên phế liệu, kể gì neo đơn!

Trần Xuân An
(05-05-2020)

Link khúc 7:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2588691898071412/

Link khúc 6:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2587687604838508/

Xem lại 2 khúc 4 & 5:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2587687604838508/

Xem lại 3 khúc 1, 2 và 3:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2583827261891209/

Ảnh Cầu Ga cũ trên sông Thạch Hãn – Google search


.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Người Mẹ trong chiến tranh (2 khúc 4, 5)

Posted by Trần Xuân An trên 05.05.2020

hidden hit counter

.
        
NGƯỜI MẸ TRONG CHIẾN TRANH
(Tiếp theo)
Trần Xuân An

(tiếp theo 3 khúc 1, 2 và 3)
4

vận nước thế, phận dân kẹt giữa
nghiêng nửa này, nghiêng nửa bờ kia
cầu Hiền Lương đã gãy lìa
như Trường Tiền gãy, sao chia ruột rà!

dân chẳng thấy sáng ra một Khối
sáng Miền nào và tối Miền nào?
đồng bào bắn giết đồng bào
dân cùng cực, ai dựa vào giặc ai?

sầu thường dân, thở dài nghẹn tiếng
cun cút cát lùi biến thân mình
đài chửi đài, dân hoảng kinh
muốn yên, lo gánh gia đình, che tai!

lũ trẻ dại sao ngoài vận nước
hồn sục sôi, gió buốt, tỉnh lòng
tôi nghe đài, tìm hừng đông
nỗi máu xương phản chiến trong mơ hồ

nhà mẹ, từ nỗi lo mưa bão
lo nắng nung khét áo gió lào
nhà mẹ – bao cát chất cao
hầm che pháo khoét bom đào, cho con

đúc bờ lô, mua tôn tích góp
cọc rào sắt ngửa ốp hàn vài
dân lo mạng sống đêm ngày
hai phe súng đạn đem cày mạng dân!

ở Quảng Trị, nhà dần xây được
trong Tam Kỳ, tôi bước vào thơ
lửa bừng bút nhóm học trò
chuông chùa cũng vọng bên bờ hương sưa

5

dân cả tỉnh sống đùa với sợ
quen chiến tranh nên ngỡ như không
lúa xanh đồng, chợ còn đông
áo chị trắng tiếp trường công Nguyễn Hoàng

nhận con nuôi, gái ngoan, bên mẹ
chị cuối tuần vào để thêm tươi
bỗng Hạ Lào, máu rựng trời
Mùa hè đỏ lửa tận nơi Cổ Thành

đưa mẹ vô, là anh, con ruột
bà con ngoại nhanh vượt đường ra
ngoảnh lui, đạn rực quê nhà
pháo “Đại lộ kinh hoàng” và Paris

trại Non Nước biển rì rào sóng
may anh trai được sống kề bên
ba cùng mẹ không nguôi quên
nhà vừa xây lại hẳn nền cũng bay

Tam Kỳ, Đà Nẵng đây, nuôi bé
anh trai chăm lo mẹ chúng mình
hồi hương, đâu đã hoà bình
Cổ Thành dù đã siêu sinh vạn hồn

nhà mẹ tan nát hơn Tết đó
kề cửa sau còn hố bom sâu
vách thành bụi, nền cỏ lau
rỗ quằn tôn, thì tìm đâu tủ giường!

ai số phận còn thương, còn đất
Quảng Trị khô nước mắt luôn rồi
cả làng ngoại cũng tả tơi
nhà năm căn rụi, không người trở vô!

(…)

Trần Xuân An
(02-05-2020)

Link 2 khúc 4 & 5:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2586670611606874/

Xem lại 3 khúc 1, 2 và 3:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2583827261891209/

Xem khúc 6:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/2587687604838508/
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »

NỖI NIỀM TIM SEN

Posted by Trần Xuân An trên 31.08.2016

hidden hit counter

 
.
.
Một góc nhìn khác về sen và bùn
NỖI NIỀM TIM SEN
Trần Xuân An

— thơ tặng người bạn sớm có nỗi niềm tim sen ấy —

thơm bàu sen, trước chùa làng Kẻ Diên
tuổi học trò mơ theo lời hoài cổ
chiến tranh, lớp bùn nổi dày, rậm cỏ
sen lụi tàn, thép gai giăng, đầy mìn

đầu đạn đâu phải hạt sen niềm tin
rơi nát bàu xưa, mặc chuông chùa vọng
mẩu phấn bảng là hạt sen trầm thống
ủ đắng tim sen – mầm lá mùa sau

hoa sen chùa cổ thuở đó còn đâu
trường Hải Lăng vỡ gạch, rồi vùi cát
về bên đồng, chúng mình mơ sen hạt
mặc đầu đạn bay, vệt phấn bảng hằn

cổ tích hiện ra, sau năm mươi năm
(thuở học trò, bàu sen như cổ tích!)
hoa sen ngát, lá sen xanh, đừng nghịch
bắn hạt sen xanh thương nhớ vào nhau

hạt sen Kẻ Diên, ai có nhói đau
nếu tình học trò bây giờ mới thấm
đầu đạn, thôi, mẩu phấn, thôi, đắng ngấm
tuổi học trò, tim bốn lá đôi xanh

tâm còn sen trong tàn phá, chiến tranh
lá ước hoà bình, lá tin nhân quả
lá học hành, lá tình đơn phương quá
bốn lá tim sen thắp lại bàu sen.

T.X.A.
30-8-2016

THÊM KHỔ THƠ KẾT
BÀI “NỖI NIỀM TIM SEN”
Trần Xuân An

tâm còn sen trong tàn phá, chiến tranh
lá ước hoà bình, lá tin nhân quả
lá học hành, lá tình đơn phương quá
bốn lá tim sen thắp lại bàu sen.

T.X.A.
07-9-2016.
.

.
Đã đăng Facebook:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1749526831987927
.
Xem thêm:
MỖI NGƯỜI: SEN TINH ANH & BÙN THỂ PHÁCH
NỖI NIỀM TIM SEN
QUÊ BÙN & NÊN TÔN TRỌNG CHỮ NGHĨA VÀ Ý TỨ TRONG NGUYÊN TÁC BÀI CA DAO…
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.
.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | 2 Comments »

THỬ TRẢ LỜI BÀI BÁO CỦA NHÀ BÁO KÌ CỰU PHAN QUANG

Posted by Trần Xuân An trên 13.03.2016

hidden hit counter

 
.
.
Bài đã được gửi đăng trên báo chí
THỬ TRẢ LỜI BÀI BÁO CỦA NHÀ BÁO KÌ CỰU PHAN QUANG
(Vua Hàm Nghi nghỉ lại nhà ai trên đường từ Huế ra Tân Sở năm thất thủ kinh đô 1885?)
Trần Xuân An

I. BĂN KHOĂN TỪ LỜI KỂ ĐẾN SÁCH SỬ

Trong một bài báo, đăng trên tạp chí Sông Hương năm 1989 (1), nhà báo Phan Quang nêu ra một băn khoăn từ thời tấm bé, liên quan đến lộ trình vua Hàm Nghi từ Huế bôn tẩu ra Tân Sở, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, sau cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ năm Ất Dậu (1885). Điều đó khiến ông không nguôi trăn trở, thắc mắc. Trong nhiều năm qua, bài báo ấy ông đã cho đăng ở nhiều báo khác và cũng in trong một cuốn sách ông viết về quê hương Quảng Trị. Mới nhất, ngày 05-3-2016, ông cho đăng lại trên báo Lao Động cuối tuần, với những bổ sung mới liên quan đến nghi vấn ấy, nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm. Ông viết: “Cha tôi thường kể: “Vườn mình xưa kia rộng lắm, nó trải từ bờ sông ra đến gần sát đường quan, cách đường có một dải ruộng rộc. Vì cảnh nhà sa sút, khoảnh vườn phải chia bốn xẻ ba, còn lại có thế này”. Cha lại kể: “Nhà mình xưa kia giàu lắm”. “Vì sao nhà mình nghèo đi?”. Cha thì thầm: “Vì vua đến rồi vua đi. Bất kỳ nhà ai, hễ vua ghé rồi vua đi thì không về nhà đó sẽ sa sút” (2). “Vua nào vậy?”. Trẻ thơ bao giờ cũng tò mò. Cha ghé sát vào tai tôi, tiếng thì thầm càng nhỏ hơn: “Đức Hàm Nghi” (3). Nhưng cả bài viết và phần bổ sung vẫn đọng lại ở một câu hỏi!

Như thế, băn khoăn, thắc mắc ấy vẫn còn đó, và ông chưa tìm ra lời giải đáp.

Điều người đọc nhận ra trước tiên, câu hỏi Phan Quang nêu ra, không phải khởi xuất từ sách vở, mà do chính chuyện thân phụ ông thầm thì kể lại cho ông. Người chị ruột của ông cũng như nhà báo Lê Bân, người gọi ông bằng cậu, cũng được nghe kể lại như vậy. Theo Phan Quang, sau này, khi ông lớn lên, có dịp đọc “Việt Nam sử lược” của học giả Trần Trọng Kim, câu hỏi ấy càng lớn dần trong ông. Phan Quang trích dẫn:

“… Lúc bấy giờ, vương tôn công tử, người đi ngựa, kẻ đi chân, dân gian thì trẻ cõng già, đàn bà dắt trẻ con, ai nấy chạy hốt hoảng tìm đường tránh cho khỏi chỗ binh đao.

Xa giá đến Trường Thi (*) vào nghỉ được một lát, thì Tôn Thất Thuyết lại giục lên đường, nói rằng quân Pháp đã sắp đuổi tới. Tối ngày 23 tháng 5, xa giá vào nghỉ nhà một người bá hộ, sáng ngày 24 ra đi, đến tối mới tới thành Quảng Trị. Quan tuần phủ Trương Quang Đản ra rước xa giá vào Hành cung và đặt quân lính để phòng giữ…” (4).

Do đó, nhà báo Phan Quang viết tiếp: “Tôi hằng trăn trở: “Người bá hộ” ấy có đúng là cụ Phan Duy Tân ông nội mình?” (3).

Và về sau nữa, trải qua mấy chục năm, mãi đến năm 2014, Phan Quang bắt gặp được một tư liệu khác, tuy không phải là sử kí hay nghiên cứu sử học, mà chỉ là hồi kí của một cá nhân: “Khúc tiêu đồng” của Hà Ngại. Viên quan triều Nguyễn ấy, làm quan sau thời 1885 khá xa, nên mức độ khả tín của cuốn sách cũng hạn chế. Dẫu vậy, Phan Quang trích dẫn:

“Vua và Thái hậu xa giá vừa đến Cửa Hữu, Nguyễn Văn Tường chực sẵn để xin hộ giá. Có chỉ truyền: “Tường nên ở lại lo việc nước”. Xa giá đến chùa Thiên Mụ, Tôn Thất Thuyết đến xin vua nghỉ một chút rồi tiếp tục đi ra Quảng Trị. Đêm ấy nghỉ tại nhà một bá hộ. Chiều ngày 24 đến Quảng Trị, quan Tuần vũ Trương Quang Đản rước vào Hành cung, tuần phòng cẩn mật…” (5).

Xem ra, riêng đoạn trích này, Hà Ngại (HN.) viết hầu như không khác gì Trần Trọng Kim (TTK.), như thể tác giả “Khúc tiêu đồng” đã chép lại của tác giả “Việt Nam sử lược”:

1) Vua Hàm Nghi cùng Ba Cung (thái hoàng thái hậu Từ Dụ, hai hoàng thái phi – vợ của tiên đế Tự Đức) và đoàn tuỳ tùng có nghỉ lại trong đêm 23-5 năm Ất Dậu (tức đêm 05-7-1885) tại nhà một bá hộ trên đường từ Huế ra đến hành cung tại Thành Quảng Trị;

2) Sáng 24 (tức 06-7-1885), vua Hàm Nghi cùng Ba Cung và đoàn lại đi tiếp, đến tối (theo TTK.) hoặc chiều (theo HN.) mới tới Thành Quảng Trị.

Chính Trần Trọng Kim (sách xuất bản lần thứ nhất, 1921) và Hà Ngại (sách xuất bản năm 2014) đã củng cố thêm, để lời kể thì thầm từ cha ruột trong thời tuổi nhỏ của Phan Quang trở thành như là một sự thật được xác nhận: Vua Hàm Nghi có nghỉ đêm tại nhà một bá hộ thật. Nhưng bá hộ ấy có phải là ông nội của Phan Quang, tức là cử nhân Phan Duy Tân, làm quan đến chưởng ấn (6), vì nhiều lần can vua, nhưng không hợp, nên bị huyền chức (theo gia phả), hay không, như thân phụ ông đã kể?

Riêng bản thân tôi (Trần Xuân An), tôi cũng đã nhiều lần từng nghe đọc lịch sử làng Diên Sanh, mỗi khi vào dịp tế lễ tại đình làng (7) trong những năm tôi có mặt tại làng ấy, và mới đây cũng đọc được một văn bản có nhan đề là “Sơ lược lịch sử làng Diên Sanh”, do ông Nguyễn Tín Thừa chấp bút ngày 20-02 Quý Tị (31-02-2013). Cả hai nguồn này, trong đó đều có thông tin: Đình làng Diên Sanh là nơi vua Hàm Nghi nghỉ lại, trên đường từ Huế ra Quảng Trị, sau khi kinh đô thất thủ (05-7-1885, tức ngày 23-5 Ất Dậu), tuy không xác định thời gian dừng chân, nghỉ lại là giờ nào, bao lâu.

Như vậy, đâu là sự thật? Vâng, đâu là sự thật, mặc dù phải nói thẳng rằng đây không phải là một tình tiết lịch sử cực kì quan trọng đối với sử học mà, đúng ra, nó vô cùng quan trọng đối với nhà báo lão thành Phan Quang chỉ vì liên quan đến kỉ niệm gia đình, quê hương và tuổi thơ ông, đặc biệt là đối với ngày giỗ chung của nhiều gia đình trong họ, trong làng, vì đã có người ra đi theo vua Hàm Nghi, từ sáng hôm sau của đêm hôm ấy, và mãi mãi không về nữa?

Dẫu sao, tôi không thể không mạn phép truy vấn vào vấn đề, vì Ngày Giỗ chung ấy ở Thượng Xá đã tác động vào tôi, một đứa cháu ngoại của làng quê đó (mẹ tôi thuộc họ Phan nhánh Văn).

Tôi ngẫm nghĩ, và thấy có hai điểm cần nêu ra từ bài viết trên của Phan Quang:

1) Theo thông tin trong bài viết ấy, thì người bá hộ có thể là thân sinh của cử nhân, chưởng ấn Phan Duy Tân, tức là ông cố nội (cụ nội) của Phan Quang, cũng là người gọi chưởng vệ, thống chế Phan Bân (8) là anh ruột, chứ không nhất thiết là ông Phan Duy Tân. Vị cố nội này, một người giàu có, nhưng không làm quan, nên gọi là bá hộ, hẳn hợp lí hơn.

2) Nếu vua Hàm Nghi cùng Ba Cung và đoàn tuỳ tùng nghỉ đêm tại nhà em ruột thống chế Phan Bân ở làng Thượng Xá, Hải Thượng, Hải Lăng, tức nhà của gia tiên ông Phan Quang, thì không được hợp lí lắm, nếu theo trích đoạn từ sách Trần Trọng Kim, sách Hà Ngại. Bởi lẽ, từ làng của Phan Quang ra đến Thành Quảng Trị (nay thường gọi là Thành Cổ hay Cổ Thành) chỉ khoảng 5 km đường bộ, không có sông giữa quãng đường ấy, mà phải đi từ sáng đến chiều hoặc đến tối mới tới sao? Vua và Ba Cung cùng tuỳ tùng đang chạy giặc, để tìm cách khôi phục kinh đô, nghĩa là trong tình huống cực kì khẩn cấp, chứ đâu phải nhẩn nha du ngoạn! Vì vậy, có thể đặt giả thiết: Vua Hàm Nghi và đoàn nghỉ đêm tại Văn Xá. Tuy nhiên, Văn Xá là nơi có nhà cửa ruộng vườn của gia tộc thân mẫu vua Minh Mạng và có đền thờ bên ngoại của tiên đế (ngoại từ nhà Nguyễn), sao Trần Trọng Kim, Hà Ngại lại gọi là nhà một người bá hộ, một từ dùng để phong cho nhà giàu thường dân (bá hộ, thiên hộ)?

Tôi phải tra cứu từ tư liệu chuẩn cứ là “Đại Nam thực lục”.

II. TRA CỨU TƯ LIỆU CHUẨN CỨ

Quốc sử quán triều Nguyễn viết trong “Đại Nam thực lục” như sau:

“(Khi đó, [đoàn] tùy [tùng và xa] giá, chỉ có xe loan [:xe vua Hàm Nghi, xe Tam Cung] và lính biền binh lẻ tẻ chầu chực, trên dưới ước một trăm (100) người. Còn dư [:số còn lại là] các dinh vệ, sau khi thua trận, đều [lập] tức tìm đường tản về quê quán).

Giờ ngọ [11 – 13 giờ], [đoàn tuỳ tùng, xa giá] mới đến xã Văn Xá [gần Huế]. Nghỉ một chút, [phụ chính Tôn Thất] Thuyết tức thì kèm vâng mệnh vua, [tường thuật] đêm qua, tình hình vua phải ra đi, thông báo cho thiên hạ cần vương (9). [Ông sai phái lính trạm] lần lượt [thông] tư cho Nam Bắc tuân làm.

Ngày bính thìn [hai mươi tư tháng năm (06.07.1885)], vua cùng với xa giá Ba Cung [Tam Cung] đến tỉnh Quảng Trị; dừng nghỉ ở hành cung” (10) (11).

Trước đoạn trích này, “Đại Nam thực lục” còn cho biết: “Giờ thìn [07 – 09 giờ sáng] hôm ấy, [xa giá vua Hàm Nghi và xa giá Tam Cung] bắt đầu từ cửa Tây Nam ra”; “[Nguyễn] Văn Tường vâng ý chỉ của Từ Dụ thái hoàng thái hậu và lưu lại giảng hòa” (12); “[Phụ chính Tôn Thất] Thuyết ra sau, gặp [xa] giá, bèn một mình hộ chuyển [xa giá] đến Trường Thi (ở xã La Chử). Nhân [thế, ông] kèm [xa giá] đi ra ngoài [phía] bắc (10).

Theo đó, mặc dù Trần Trọng Kim và Hà Ngại đều viết gần y hệt như vậy, chỉ khác là hai ông này có thêm chi tiết vua Hàm Nghi và đoàn nghỉ đêm 23-5 Ất Dậu tại một nhà bá hộ, còn “Đại Nam thực lục” không viết rõ nghỉ đêm tại nhà ai cả, cũng không phải tại đình làng nào.

Rút gọn và rõ hơn, theo “Đại Nam thực lục” về lộ trình:

1) Từ khoảng 7 đến 9 giờ, sáng ngày 23-5 Ất Dậu, vua Hàm Nghi và Ba Cung, với khoảng một trăm quan lính, từ Cửa Tây Nam Thành Nội ra khỏi thành, lên chùa Thiên Mụ, ra Trường Thi ở La Chử;

2) Từ khoảng 11 giờ trưa đến 13 giờ trưa mới đến Văn Xá;

3) Ngày hôm sau, 24-3 Ất Dậu (06-7-1885), mới đến Hành cung tại tỉnh Quảng Trị (tức là tại Thành Quảng Trị) (11).

Thử làm một phép tính, khi biết quãng đường từ kinh thành Huế đến thành tỉnh Quảng Trị là khoảng 54 km (tạm theo cách tính sau này), trong đó có các đoạn đường:

Từ kinh thành Huế ra đến Văn Xá, quãng cách là khoảng 13 km;

Văn Xá – Thượng Xá = khoảng 36 km;

Thượng Xá – thành tỉnh Quảng Trị = khoảng 5 km;

Mỗi giờ đi bộ được cỡ 5 km, theo cách tính thông thường;

5 km x 7 giờ = cỡ 35 km (cho tương đương 36 km)

Từ Văn Xá ra đến Thượng Xá có quãng cách là 36 km, phải đi trong khoảng 7 giờ đồng hồ. Vậy, nếu khởi hành từ Văn Xá lúc 12 giờ trưa, vua Hàm Nghi và đoàn đến Thượng Xá vào thời điểm sớm nhất là từ 18 giờ chiều đến 19 giờ tối, muộn nhất là 20 giờ tối (thời điểm đường đi tối tăm, không thể dùng đuốc, đèn lồng, vì sợ lộ, dễ trở thành mục tiêu). Có thể tính thêm vào đó quãng thời gian dừng chân uống nước tại đình làng Diên Sanh.

Nhưng điểm bất cập vẫn còn đó, nếu theo Trần Trọng Kim, Hà Ngại: Tại sao từ Thượng Xá đến thành tỉnh Quảng Trị chỉ 5 km mà vua Hàm Nghi và đoàn lại đi suốt cả ngày 24-3 Ất Dậu, đến chiều hay tối 24 ấy mới tới? Phải chăng nên viết là: mờ sáng tinh sương 24-3 Ất Dậu, lại đi tiếp, tới lúc trời còn tối đã đến thành Quảng Trị?

Chính Quốc sử quán triều Nguyễn, trong “Đại Nam thực lục”, không viết tới nơi vào giờ nào cả: “Ngày bính thìn [hai mươi tư tháng năm (06.07.1885)], vua cùng với xa giá Ba Cung [Tam Cung] đến tỉnh Quảng Trị; dừng nghỉ ở hành cung” (10). Theo đó, có thể vua Hàm Nghi và đoàn đã tới thành tỉnh Quảng Trị vào buổi sáng sớm 24-3 Ất Dậu, vì quãng đường 5 km, chỉ cần đi một giờ đồng hồ là tới rồi.

Như vậy, cho đến dòng chữ này, chúng ta thấy về thời gian đi đường có thể xem như là hợp lí, còn câu hỏi Phan Quang nêu ra: vua Hàm Nghi và Ba Cung cùng đoàn tuỳ tùng nghỉ đêm ở nhà bá hộ nào, thì cũng chưa chắc là nhà bá hộ, vì “Đại Nam thực lục” không xác nhận, còn bá hộ ấy tên gì, thì cả hai nguồn tư liệu Trần Trọng Kim và Hà Ngại đều không ghi, và dĩ nhiên “Đại Nam thực lục” đã không ghi nghỉ đêm tại nhà bá hộ hay tại đâu, thì cũng chẳng ghi tên chủ nhà có được hân hạnh đó. Chỉ còn mỗi một gia đình và những người cùng họ tộc của nhà báo Phan Quang có người ra đi cùng vua Hàm Nghi, vĩnh viễn không về, nên có chung Ngày Giỗ 23-5 Ất Dậu, là còn ghi nhớ.

Thật ra, với bài viết này, ngoài việc tôi góp phần vào việc phân tích, nhận xét, đánh giá tính hợp lí về lộ trình – thời gian của vua Hàm Nghi và đoàn, nếu Thượng Xá, Hải Thượng là nơi vua và đoàn ghé nghỉ đêm, tôi cũng đồng thời góp phần củng cố thêm “lời-thì-thầm-cha-kể” mà Phan Quang không bao giờ quên, bằng cách viết rõ hơn về nhân thân, hành trạng và tiết tháo của chưởng vệ (được truy phong thống chế) Phan Bân, để thấy rằng Tôn Thất Thuyết đã tin cậy khi chọn nhà của em ruột Phan Bân, kề nhà vợ con Phan Bân, làm chỗ nghỉ đêm cho vua và tam cung cùng tuỳ tùng: tính hợp lí về nơi nghỉ đêm. Thêm vào đó, ở đây, tôi bổ sung thêm một chi tiết: Thượng Xá là nơi có nhà trạm thuộc hệ thống bưu chính, liên lạc của nhà nước thời đó (13). Do đó, càng củng cố thêm về tính hợp lí trong việc vua Hàm Nghi và đoàn dừng chân, nghỉ ngơi tại đây.

Vả lại, có người đọc sẽ thắc mắc, vì sao không có vật chứng nào, như kỉ vật áo bào, thanh kiếm vua Hàm Nghi đã trao tặng như đã thưởng công cho những gia chủ các nhà vua ghé lại ở Cam Lộ, Hướng Hoá, Quảng Trị hay ở Hương Sơn, Hà Tĩnh? Lời đáp chỉ là thế này: Khi dừng chân nghỉ đêm tại Thượng Xá, Hải Thượng, vua Hàm Nghi và đoàn còn nhiều hi vọng trở về Huế, không nghĩ là ra đi biền biệt, không hẹn ngày về, nên cũng không vội trao kỉ vật như một cách tưởng thưởng, mà nghĩ rằng sẽ hậu thưởng về sau; còn khi trao kỉ vật tại Cam Lộ, Hướng Hoá, Hương Sơn là khi lòng vua và đoàn nhận thấy khó có dịp trở về Huế để hậu thưởng cho họ được nữa.

Tuy vậy, một khi “Đại Nam thực lục”, vốn là tư liệu chuẩn cứ, không ghi nhận, cả đến những tư liệu tham khảo khác cũng không ghi nhận, thì đó chỉ là gia sử, hương sử, dã sử. Như đã nói, có những vụ việc cực kì quan trọng đối với một gia tộc, đối với một số người, đặc biệt quan trọng đối với tuổi thơ một cá nhân như tuổi thơ nhà báo lão thành Phan Quang, nhưng đối với lịch sử dân tộc thì không phải là sự kiện trọng đại cần ghi chép.

III. THỬ ĐƯA RA LỜI GIẢI KHẢ TÍN

Cuối cùng, để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi mà nhà báo Phan Quang nêu ra, tôi xin viết vắn tắt như sau: Trên đường từ Tử cấm thành – Đại nội (trong kinh thành thuộc kinh đô) tại Huế ra đến tỉnh thành Quảng Trị (thành gạch tại phường Thạch Hãn, nay gọi là Thành Cổ, chứ chưa phải là Tân Sở, thuộc huyện Cam Lộ, Quảng Trị), vua Hàm Nghi và Ba Cung cùng đoàn tuỳ tùng đã dừng chân tại nhiều nơi, như Trường Thi (La Chử), Văn Xá, và chắc thêm vài nơi khác nữa trên đường đi, trước khi ra Diên Sanh, Thượng Xá (hai điểm dừng chân cuối cùng trên lộ trình này), rồi mới tới tỉnh thành Quảng Trị. Chúng ta chỉ nói là vua và đoàn có dừng chân, nghỉ ngơi, chứ đừng xác quyết có nghỉ đêm. Vả lại, trên đường chạy giặc, không thể không lo giặc Pháp sẽ truy kích, mặc dù đã phân công Nguyễn Văn Tường chịu hi sinh ở lại Huế để cản hậu giặc bằng ngoại giao, thì việc vua và đoàn nghỉ đêm là đáng ngờ! Do đó, việc các tộc phả tại Diên Sanh có ghi chép và việc nhà báo Phan Quang có nghe thân phụ kể đều đúng, đúng là vua và đoàn có ghé lại, nghỉ chân.

Với thông tin từ “Đại Nam thực lục” (không nói việc nghỉ đêm), chúng ta có thể lí giải như vậy. Lời giải này cũng khớp với thông tin truyền lại từ thuở đó đến bây giờ tại Diên Sanh và khớp với điều nhà báo Phan Quang nghe kể từ thân phụ ông (“Vua Hàm Nghi ghé làng tôi”, tôi nhấn mạnh từ “ghé”).

Kết luận này không vượt ra khỏi “Đại Nam thực lục”, cho nên mức độ khả tín là rất cao.

Tuy vậy, nếu đẩy vấn đề đến tận cùng, chúng ta cũng có thể hình dung ra, cho dù không thể đoan chắc, rằng: Nhóm chủ chiến triều đình Huế đã lường trước lộ trình nhà vua, Tam Cung sẽ chạy ra thành tỉnh Quảng Trị, lên thành Tân Sở, nên có thể có khả năng là họ đã tổ chức các điểm phục kích chặn đường quân Pháp truy kích, họ cũng đã tổ chức dàn cảnh nghi binh, đánh lừa giặc Pháp, chẳng hạn như xa giá và tuỳ tùng (giả) dừng chân ở điểm X, nhưng thực ra xa giá, tuỳ tùng (thật) đã ở điểm Y.

IV. ĐỀ XUẤT THÊM

Riêng tôi, tôi xin tỏ bày lòng trân trọng và quý mến một trang gia sử của nhà báo Phan Quang, một kỉ niệm đầy ấn tượng từ lời-thì-thầm-cha-kể của tuổi thơ ông. Và đối với tôi, tôi cũng xin cảm ơn bài báo của ông, trong đó có những chi tiết về một nhân vật lịch sử mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, đã viết thành một đoạn truyện kí lịch sử và thành một bài thơ. Đó là chưởng vệ, thống chế Phan Bân (Phan Thanh Bân), ông cụ nội thúc bá (ông cố bác), tức là anh ruột của cụ nội nhà báo Phan Quang:

1
PHAN BÂN (? – 1869), QUAN CHƯỞNG VỆ ANH HÙNG,
TỬ TIẾT TRÊN MẶT TRẬN CHỐNG PHỈ “GIẶC CỜ” Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

“… Ngoài những trận đánh tán tương Nguyễn Văn Tường trực tiếp xung trận, ông còn thu thập, nghiên cứu nhiều trận đánh tiễu trừ bọn phỉ ở các quân thứ khác trên khắp núi rừng biên giới phía Bắc. Trận quân Thanh phối hợp với thảo nghịch tả tướng quân Nguyễn Hiên ở Kỳ Lừa, Chu Quyển, Đồng Đăng cũng rất đáng nhớ. Đáng nhớ nhất là bọn phỉ Thái bình thiên quốc đã chia rẽ nhau đến mức trầm kha. Phỉ Cờ vàng do Hoàng Sùng Anh (Hoàng Anh) làm đầu sỏ đang quyết đánh với phỉ Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. Giữa chúng với nhau đã nhiều phen máu đổ thịt rơi. Lưu Vĩnh Phúc từng toan chiếm cứ Cao Bằng, giết chóc dân ta ở biên giới không ít, nhưng nay chừng như muốn quy thuận quan quân ta. Hắn quyết đánh Hoàng Sùng Anh để lập công chuộc tội. Hắn không dám về nước Thanh, sợ sẽ bị xử tử hình! Tuy nhiên, có lẽ không việc nào gây xúc động cho ba quân, và chắc hẳn không bao giờ phai nhạt trong trí nhớ Nguyễn Văn Tường, trong kí ức quan binh như cái chết tử tiết dũng cảm của đề đốc quân thứ Thái Nguyên Phan Bân. Phan Bân người huyện Hải Lăng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Vị tướng này vốn là quan chưởng vệ, lãnh đạo một vệ quân lớn ở Hải Dương – Quảng Yên. Dân làng quê ông thường gọi là Ông Chưởng. Tướng Phan Bân, trước đây sung làm đề đốc quân thứ Lạng – Bằng, sau đó được điều chuyển qua quân thứ Thái Nguyên để truy kích tên tướng phỉ Ngô Côn. Năm ngoái, Phan Bân bị giặc bắt sống được, khi ông dẫn quân đánh đồn Chợ Mới. Vua Tự Đức rất buồn khi được tin, liền chuẩn cho các quan quân thứ tìm cách đòi về cho bằng được. Nhưng, cảm phục thay người đã giữ tiết tháo! Phan Bân đã không chịu khuất phục bọn phỉ Tàu, quyết tự tử để khỏi chịu nhục. May là các quan quân đã tìm được hài cốt mang về. Vua Tự Đức thương tiếc, truy phong hàm thống chế…” (14).

2
TÌM MỘ ÔNG CHƯỞNG PHAN BÂN (?-1869)

mộ Người tìm ở nơi đâu
để dân hương khói, nghìn sau vẫn còn

phỉ Tàu thuở quấy nước non
nghe Phan Bân đã lạnh hồn trốn xa
máu tử tiết mãi chói loà
người Hải Lăng, phút trót sa bẫy thù

đọc ngàn vạn sách vẫn mù
một hôm sáng mắt tuổi ngu ngơ nào
phải đâu huyền thoại trời cao
đất quê là sử, trót xao lãng lòng!

bỗng thèm học tại nguồn sông
mạch khe chóp núi cánh đồng quê xa
(15).

(19: – 21:07, 27-10 HB10)

Việc dựng tượng đá, tượng đồng vị tướng anh hùng Phan Bân trong khu vườn của ông (nay của hậu duệ ông), nơi vua Hàm Nghi và Tam Cung ghé lại, nghỉ chân trên đường chạy giặc, khởi đầu phong trào Cần vương là thể hiện sự phối hợp thực lục chính sử với kí ức gia sử, vừa chân thật tuyệt đối vừa lung linh tương đối. Tính chân thực lịch sử về nhân vật lịch sử Phan Bân là rất đỗi minh xác. Còn chuyện vua Hàm Nghi và đoàn ghé lại, nghỉ chân vẫn còn lung linh, lung linh đẹp vì sự tồn tại của mẩu chuyện này chỉ có ý nghĩa, tác dụng tốt, không gây hại gì, tổn thương đến ai.

T.X.A.
13:10 – 23:05, 06-3-2016 & 07-3-2016 (HB16)
_________________________________

(1) Phan Quang, “Vua Hàm Nghi ghé làng tôi”, hồi kí, Tạp chí Sông Hương, số 37, tháng 05 & tháng 06-1989.

(2) Lỗi gõ phím. Có lẽ nguyên văn đúng là thế này: “Bất kỳ nhà ai, hễ vua ghé, rồi vua đi, không về, nhà đó sẽ sa sút”. Theo bản trên tạp chí Sông Hương, số 37, tháng 05 & tháng 06-1989: “Bất kỳ nhà ai, hễ vua ghé rồi vua ra đi thì nhà đó sẽ sa sút”.

(3) Báo điện tử Lao động: Lao Động cuối tuần, mục văn hoá – xã hội, đăng lúc 10:5 AM, 05/03/2016:
http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/vua-ham-nghi-nghi-lai-nha-ai-tren-duong-tu-hue-ra-tan-so-nam-that-thu-kinh-do-1885-524812.bld
Xem thêm ở chú thích (6).

(4) Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, bản in lần thứ 7, Nxb. Tân Việt, 1964, tr.552. Chú thích của Trần Trọng Kim: Trường thi thuở bấy giờ ở làng La Chử (in sai: Đa Chử), cách kinh thành Huế 10 cây số.

(5) Hà Ngại, “Khúc tiêu đồng – Hồi ký của một vị quan triều Nguyễn”, Nxb. Trẻ TP.HCM., 2014, tr.5-14.

(6) Cao Xuân Dục và Quốc sử quán triều Nguyễn, “Quốc triều hương khoa lục”, bản dịch, Nxb. TP.HCM., 1993, tr.402: cử nhân số 2768, khoa Canh Ngọ 1870, triều Tự Đức, trường thi Thừa Thiên, vị thứ 17: “Phan Duy Tân, người Thượng Xá, huyện Hải Lăng, làm quan đến chức chưởng ấn”.

(7) Xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, ở phía nam và cách làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, cùng huyện, của ông Phan Quang, khoảng 5 km.

(8) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục, chính biên” (ĐNTL.CB.), tập 32, Nxb. KHXH., 1975, tr. 11; Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam liệt truyện” (ĐNLT.), bản dịch Viện Sử học, tập 4, Nxb. Thuận Hoá, 1993, tr. 395 – 396.

(9) Đây là thông báo cần vương, chưa phải là “Dụ Cần vương” phát đi vào ngày mồng 02 tháng 6 Ất Dậu (13.7.1885), từ Tân Sở, cùng lúc, cùng điểm xuất phát với “Dụ Nguyễn Văn Tường”.

(10) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 221. Các chữ trong dấu móc vuông [ ], tôi chua thêm.

(11) Thành tỉnh Quảng Trị (có thời gian cấp tỉnh đổi thành cấp đạo, rồi trả lại cấp tỉnh), theo Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, tập 1, Nxb. Thuận Hoá, 1992, tr.117: “đầu đời Gia Long, thành ở địa phận phường Tiền Kiên, huyện Đăng Xương”, sau đó, “dời đắp ở xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng”. Đó là Thành Cổ trước 1972, hiện nay chỉ còn là di tích.

(12) Tác dụng quan trọng và trước hết của việc Nguyễn Văn Tường nhận sự phân công của Nhóm Chủ chiến, mà ông là một trong hai người đứng đầu, và nhận lệnh Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ, cùng nghĩa, khác âm đọc) ở lại là bằng các động tác ngoại giao, ông đã CẢN HẬU (tôi nhấn mạnh: cản hậu) thành công đối với De Courcy, ngăn chận sự truy kích của tên tướng giặc Pháp này và quân lính của y đối với vua Hàm Nghi và đoàn trên lộ trình ra tỉnh thành Quảng Trị, kinh đô kháng chiến Tân Sở.

(13) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, tập 1, Nxb. Thuận Hoá, 1992, tr. 180, ghi rõ: “Trạm Trị Xá: ở xã Thượng Xá, huyện Hải Lăng…”.

(14) Trích nguyên văn từ bộ sách “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)” của Trần Xuân An, Nxb. Văn Nghệ, 2005, tr.200-201.

(15) Trích từ tập thơ “Thơ sử và những bài thơ khác” của Trần Xuân An, Nxb. Thanh Niên, 2011, tr. 47.

——- 0o0o0o0o0o0 ——-

XEM THÊM:
TRẦN XUÂN AN,
bài “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)
VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ
SAU CUỘC KINH ĐÔ QUẬT KHỞI (05 THÁNG 7. 1885)”
, trong đầu sách “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa”, Nxb. Thanh Niên, 2007
http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1

.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1677660015841276?pnref=story

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1675761956031082&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=3&theater
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

ĐỪNG TỐI ĐI MỘT NỬA GƯƠNG MẶT TỔ QUỐC truyện ngắn Trần Xuân An

Posted by Trần Xuân An trên 17.01.2016

hidden hit counter

 
.
.

ĐỪNG TỐI ĐI MỘT NỬA GƯƠNG MẶT TỔ QUỐC
truyện ngắn
Trần Xuân An

1

Ngồi trầm ngâm trước bàn phím, lật giở sổ tay, ông Xuân định viết thêm một ít truyện ngắn, trong đó có nhân vật cô giáo, nghệ sĩ Sông Hiếu và một nhân vật đáng mến khác – Lá Xuân –, nhưng ông vẫn đang còn phân vân, không biết có nên viết tiếp hay không. Đang lúc đó, người nhà từ tầng trệt, dưới chân cầu thang, gọi ông, báo cho ông biết bưu tá viên mới ghé xe vào, giao một phong thiệp. Lúc này, tháng cuối năm nguyệt lịch, đang mùa cưới và cũng sắp Tết Nguyên đán, nên ông Xuân nghĩ ngay đến thiệp cưới hoặc thiệp xuân. Chưa quyết định viết tiếp hay không, do đó ông Xuân rời bàn phím, sổ tay, bước xuống nhà dưới.

Trong tay ông Xuân chỉ là thiệp chúc Tết được gửi khá sớm của Tre, một trong hai người con trai song sinh của anh Nguyễn Cát Trảng, đồng hương Quảng Trị, ở Kẻ Diên. Họ cũng là những nhân vật của chùm truyện ngắn ông đã viết. Thiệp chúc Tết! Thế mà ông Xuân cứ ngỡ sẽ là thiệp cưới của Tre!

Cũng đã hơn sáu tháng rồi, kể từ dạo ông Trảng vào đây, thăm bạn – ông Phẳng –, và bị ngã, phải chịu vào bệnh viện để được băng bột, nhân tiện bác sĩ phát hiện và mổ lấy đầu đạn lưu cữu trong cẳng chân… Cũng đã hơn bốn tháng trôi qua, kể từ dịp 2-9, Tre cùng Sông Hiếu, Lá Xuân vào thành phố này thăm viếng, rất tiếc là Sông Xanh và Ánh Sương cũng đã về quê trong dịp đó… Khi Sông Hiếu được nghỉ mấy ngày khỏi đến trường, đứng lớp, có thể đi chơi xa, cũng là khi hai cô sinh viên ấy được nghỉ học, tranh thủ về quê. Biết vậy, nên Tre khó lòng nói lời hẹn, bảo họ ở lại thành phố này để gặp nhau trong kì lễ ấy… Thế mà đã sáu tháng, bốn tháng trôi qua…

Ông Xuân mỉm cười, nhưng lòng cảm thấy không có gì vui, vì Tre chưa gửi thiệp cưới có nghĩa là giữa Tre và Sông Hiếu vẫn vậy, và chắc hẳn Trưng cũng thế. Sông Xanh, Ánh Sương vẫn còn là sinh viên… Họ vẫn đang là những người trẻ tuổi độc thân.

Ông Xuân lên cầu thang, vào phòng ngủ và cũng là phòng viết của mình. Ngồi xuống ghế, ông lấy chiếc kéo từ hộc bàn, cắt một cạnh phong bì. Trong tấm thiệp Tết, có một tờ giấy gấp đôi. Đó là một lá thư.

Ông Xuân đọc trọn lá thư ngắn, rồi chú mục lại vào dòng chữ: “… Giữa cháu với Sông Hiếu cũng như giữa cháu với Sông Xanh vẫn chưa có gì ngoài tình bạn thân thiết. Cháu lắm khi buồn, nghĩ rồi cũng như truyện ngắn ‘Mẩu giấy cánh bướm’ của chú mà thôi…”. Ông Xuân nhếch môi, cười buồn một mình, biết Tre không thể ngờ rằng nhân vật Nhị-tóc-nâu ngày xưa trong truyện ngắn ấy chính là bà vợ ông Phẳng! Chút ảo mộng rồi cũng nhạt thếch, vì nỗi đau giấu kín của Nhị-tóc-nâu ở tình huống không thể không tiếp tục giấu kín.

2

Trong một buổi sáng gần đây, Tre chạy xe máy ra Đông Hà, dự định đến Thư viện tỉnh để đổi sách và mượn thêm mấy cuốn khác, rồi nhân tiện sẽ ghé thăm Sông Hiếu, Lá Xuân. Khi gần tới địa phận thành phố, xe của Tre bị lủng ruột bánh sau. Tre ngừng lại, dắt xe đi một đoạn mới gặp tiệm vá sửa và bán phụ tùng. Tre vào đó, ngồi đợi thợ thay ruột, vì không những chỉ một mà đến ba lỗ lủng. Tính vốn bình dân, thấy bà bán xôi bắp đi ngang qua, Tre gọi mua một gói để điểm tâm muộn. Xôi bắp hầm có rắc đậu xanh chưng chín, hành phi, như xôi vò này là món ăn dân dã mà Tre rất thích. Nhưng khi đọc thấy một ít chữ viết tay màu mực xanh có lời phê bằng mực đỏ trên tờ giấy học trò được chuồi trong bao ni lông trong suốt để làm tấm gói, Tre nhẹ rút tờ giấy ra, chỉ để bao ni lông lại, và cũng quên bẵng việc ăn. Đó là hai trang đầu của bài tập làm văn, hai trang sau có thể còn trong thúng xôi bắp của người bán vừa đi khỏi. Đề bài là phát biểu suy nghĩ và cảm xúc về lá cờ đỏ Việt Nam. Thế nhưng, có đến gần một trang, và hẳn còn tiếp ở trang thứ ba nữa, cậu học sinh lớp 11 với họ tên cụ thể ở góc trang đã dành để nói về lá cờ vàng của chế độ cũ tại Miền Nam trước 30-4-1975, đặc biệt trên quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc Việt Nam.

“… Trong làng em, mới đây, có một cụ già, khi cụ trút hơi thở cuối cùng, con cháu thấy dưới gối kê đầu của cụ có một lá cờ vàng ba sọc đỏ và một tờ di chúc. Cả hai thứ đều đã được gấp lại, đặt trong một túi vải. Đại để, nội dung trong tờ di chúc ấy, do chính cụ viết: Khi cụ mất, nhớ liệm cụ với lá cờ này, vì cụ thấy, đó là lá cờ vốn có của Nước Đại Nam – Triều Nguyễn, được cải tiến ít nhiều, nhưng cơ bản vẫn là nền màu vàng. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đó, cụ cho là lá cờ độc lập của Tổ quốc Việt Nam, vì tuy có chịu ít nhiều lệ thuộc tạm thời vào thực dân, phát xít, can thiệp, nhưng nó vẫn không giống một chút xíu nào cờ Pháp, cờ Nhật, cờ Mỹ. Chính dưới lá cờ này, sau 1945, đứng trong quân đội Quốc gia (1949), chủ yếu dựa vào Mỹ, cụ đã chiến đấu “chống cộng sản xâm lược”, cũng thường được nói rõ ra, cụ thể là “chống quan thầy Nga sô, Trung cộng”, chống ý thức hệ vô thần, ngoại lai, chống kinh tế chung chạ, đồng thời bảo vệ tín ngưỡng Đình làng, Phật giáo dân tộc, lật đổ chính quyền Thiên Chúa giáo (1963)…”.

Chính những dòng chữ màu mực xanh học trò đó đã bị thầy giáo gạch chéo, viết lời phê rất gay gắt, chẳng khác nào là lời kết án của toà án đối với người phạm tội hình sự, mặc dù thầy giáo còn khoan dung, chỉ phê để cảnh cáo.

Tre ngẩn ngơ đến sửng sốt!

Lấy xe, trả tiền xong, Tre chạy đến Thư viện tỉnh và sau đó anh cũng đến nhà thăm Sông Hiếu, nhưng tâm trí Tre vẫn còn bị ám ảnh bởi những dòng chữ học trò kia, về cụ già nọ. Lòng yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ văn hoá dân tộc của cụ già ấy rất đáng quý trọng. Tre nghĩ vậy. Ý nghĩ ấy không rời khỏi anh.

Xế chiều hôm đó, Tre kể lại với ba anh, và đưa tờ giấy bài làm học trò kia cho ba đọc. Ông Trảng cũng sững sờ.

Tre hỏi ba với nụ cười:

– Sau này, ba trăm tuổi, con cũng làm như rứa hay răng?

Ông Trảng khẽ cười thành tiếng:

– Ừ, nhưng cờ nào rồi cũng mục. Con chỉ khắc một tấm biển đá: “Đây là nơi yên nghỉ của một người Việt Nam, đã từng đứng trong quân đội Việt Nam cộng hoà, yêu nước, chống ngoại xâm Nga sô – Trung cộng, bảo vệ tín ngưỡng Đình làng, Phật giáo dân tộc – một tôn giáo vốn khước từ quyền lực chính trị…”. Thế là đủ. Và đặt tấm biển đá ấy trên ngực ba, khi liệm, rồi chôn theo trong quan tài với đầu đạn lưu cữu trong cẳng chân ba đã được bác sĩ phẫu thuật, lấy ra, với ý nghĩa, hồi trẻ, là sĩ quan Việt Nam cộng hoà, ba bị thương vì vậy, chứ không phải là nguỵ ngợm, bán nước, ôm gót đế quốc Mỹ như chế độ đỏ vu khống, mặc dù hơn ba mươi năm qua, ba là công dân của chế độ đỏ, chấp hành tốt mọi thứ. Ba chỉ cần một chút danh dự, phẩm giá như rứa, khi sống cũng như khi chết, cho bản thân ba và cho con cháu.

Tre chảy trào nước mắt. Nhưng rồi anh cũng phải đành xin phép ba để pha cà phê cho khách mới đến.

Ông Xuân lặng im khi nghe Tre kể như vậy qua điện thoại. Mặc dù khác với họ, ông Xuân là người chưa từng cầm súng, đứng giữa đỏ và vàng như sông Bến Hải, ông vẫn nghĩ, họ có quyền khẳng định như họ đã suy tư, đã sống, đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh mang đậm màu sắc ý thức hệ, nội chiến, giữa thời Chiến tranh lạnh (1945-1991) trên thế giới. Ông muốn khẳng định một lần nữa: Thuở đó, Việt Nam, một bên đỏ, một bên vàng, đã đương đầu với các thứ ngoại xâm Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc… Cả hai bên đỏ và vàng, mặc dù ở hai bên chiến tuyến, dựa vào hai Khối, nhưng đã góp phần làm sáng tỏ phẩm giá dân tộc, một dân tộc không chịu lệ thuộc bất kì Khối nào, bất kì nước lớn nào. Phủ nhận bên này hay bên kia đều làm gương mặt Tổ quốc Việt Nam tối đi một nửa.

Ông Xuân ngâm khẽ hai câu lục bát của chính mình:

“tôi là nắng cũng là mưa
hai bờ Bến Hải, cho vừa lòng sông”.

3

Trong một cuộc điện thoại giữa hai người, ông Phẳng và ông Xuân hẹn gặp nhau. Và thật quá bất ngờ, cách đây chừng một giờ, khi hai người gặp nhau ở một quán cà phê trước khi đến ngôi chùa sư nữ này, ông Phẳng nói:

– Hai tuần nay tôi cứ phân vân mãi, nhưng rồi thấy phải nói lại với anh điều này. – Ông Phẳng ngập ngừng, rồi nói tiếp –. Tôi cũng không ngờ, anh à. Tôi mới được bà xã tôi thú nhận, quả thật bà ấy không phải là Nhị-tóc-nâu, mà chỉ là chị thúc bá ruột của Nhị-tóc-nâu mà thôi.

Ông Xuân mở tròn mắt ngạc nhiên:

– Anh Phẳng! Anh nói gì vậy? Có thật như anh vừa nói không?

Ông Phẳng gật đầu:

– Đúng như vậy! Vợ tôi không phải là người trong tấm ảnh chân dung treo trên tường phòng khách nhà tôi.

– Anh nói tiếp đi, anh Phẳng!

– Số là như thế này, từ khi gặp anh trong buổi tối sáu tháng trước tại nhà tôi, lúc đó có cả anh Trảng ở Kẻ Diên, Quảng Trị vào, tĩnh dưỡng ở nhà, bà vợ tôi đã về Cần Thơ, rồi du lịch ở Campuchia theo chuyến ngắn ngày, để trốn mặt anh và, anh biết không, trốn cả mặt tôi nữa đó, vì quả thật, bà ấy không phải là Nhị-tóc-nâu ngày xưa ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Như tôi vừa nói với anh đó, Nhị-tóc-nâu chỉ là em con chú con bác của bà ấy thôi. Tấm ảnh đó chính là chân dung của Nhị-tóc-nâu, và cuốn nhật kí mà năm trang tôi đã chụp lại, đưa anh đọc, cũng chính là của Nhị-tóc-nâu.

Thấy ông Trảng hình như hơi rối lòng khi nói, ông Xuân sốt ruột:

– Vậy bây giờ Nhị-tóc-nâu ở đâu, anh Phẳng? – Ông Xuân bất giác bóp nhẹ vào cườm tay ông Phẳng –.

– Tôi định nói đầu đuôi cho anh rõ… Nhưng thôi, anh muốn biết ngay, thì tôi cũng trả lời ngay: Mấy chục năm nay, Nhị-tóc-nâu đã xuất gia, tu hành trong một ngôi chùa sư nữ… Ngôi chùa ấy cũng không xa lắm, cách nơi mình ngồi đây khoảng hai mươi cây số thôi. Nếu anh muốn, mình sẽ điện thoại trước, rồi đến thăm sau. Tôi đã cùng nhà tôi đến thăm bà ni sư ấy rồi. Anh Xuân à, tôi mới lần đầu biết mặt, còn nhà tôi thì khoảng vài tháng, một mình, giấu tôi, giấu con tôi, đến thăm cô em họ ấy một lần.

Ông Xuân ngồi lặng im với niềm xúc động dấy lên trong lòng. Ông ngần ngại, không dám hỏi thêm những tình tiết tế nhị, nhưng trong thâm tâm, rất muốn biết rõ. Ông chỉ biết nói khẽ, sau một lúc chờ ông Phẳng nói tiếp:

– Cụ thể hơn là thế nào, anh Phẳng?

– Nhưng đứa con mà lâu nay, suốt ba mươi bảy năm, tôi chỉ biết là con riêng của nhà tôi với một anh chàng con trai của gia đình một cán bộ tập kết, anh chàng mà đã chết ở chiến trường Campuchia, hoá ra là con của Nhị-tóc-nâu, đúng y như năm trang nhật kí, tôi đưa anh đọc ảnh chụp, trong điện thoại của tôi cách đây mấy tháng.

– Điều đó, hồi nãy anh nói sơ qua, tôi đoán hiểu rồi. Nhưng tôi muốn biết vì sao Nhị-tóc-nâu lại xuất gia, tu hành, gửi con lại cho chị họ nuôi.

– Đơn giản là Nhị-tóc-nâu buồn đời, thế thôi, anh Xuân à! Cái chính là Nhị-tóc-nâu muốn giấu kín sự thật đau lòng đó.

– Tôi rất cảm phục chị nhà, đã đứng ra cưu mang đứa con mới lọt lòng của Nhị-tóc-nâu, từ 1978 đến nay…

– Họ là chị em con chú con bác ruột mà! Vả lại… Ờ, chắc có lí do gì nữa đó, tôi cũng chẳng rõ… Tính tôi không tò mò, tọc mạch về quá khứ người khác, kể cả với vợ mình. Tôi biết đó là nhược điểm của tôi, do tôi ảnh hưởng một quan niệm lịch sự trong đối nhân xử thế nào đó hồi còn nhỏ.

Ông Phẳng suýt nói thêm: May mà bà vợ tôi có một quá khứ không phải là không trong sạch. Nếu bà ấy trước khi gặp tôi là một tội phạm hình sự đang bị truy lùng thì sẽ ra sao! Nhưng ông đã kìm lại được.

Ông Phẳng cũng không muốn nói rõ là bà Phẳng thời trẻ, trước khi gặp ông Phẳng, cũng đã từng có chồng và có một đứa con riêng, nhưng cả chồng và đứa con riêng hai tuổi đã chết vì bọn cướp đường sông, thuở Nam bộ còn mất an ninh ít nhiều. Gặp lúc đứa em con ông chú là Nhị-tóc-nâu muốn gửi con nhờ chị họ – là bà Phẳng sau này –, nuôi giúp, xem như con ruột, để Nhị-tóc-nâu xuất gia, tu hành, bà đã nhận lời. Nhận lời, một phần vì thương em họ, vì thanh danh dòng tộc, một phần vì nhớ con đẻ mới chết. Thế rồi, không lâu sau đó, bà gặp ông Phẳng, từ trại cải tạo sĩ quan chế độ cũ trở về…

Hai người đàn ông ngồi im lặng một lúc khá lâu. Ông Phẳng ngẫm nghĩ về chuyện cũ của vợ và em họ. Ông Xuân tuy sốt ruột, muốn gặp vị ni sư hiện nay vốn là cô học trò bạn cùng lớp thuở nào mà ông đã viết thành truyện ngắn “Mẩu giấy cánh bướm”, nhưng ông thấy ông Phẳng trầm ngâm theo đuổi ý nghĩ riêng tư trong lòng, nên ông cũng ngần ngại.

Ông Phẳng thở ra nhè nhẹ, rồi nói với ông Xuân:

– Để tôi điện thoại cho ni sư nghen! Nếu bà ấy đồng ý, anh em mình đi thăm bà ấy luôn?

Ông Xuân cảm thấy vui, và hơi mừng nữa, ông nói, vẻ mặt tươi lên:

– Tôi rất mong được gặp…

Ông Phẳng bấm phím điện thoại. Sau một lúc trao đổi, ông tắt máy, nói với ông Xuân:

– Bà ấy đồng ý. Bà cũng mong gặp ông… Nhưng có một điều xin anh nhớ cho, – Ông Phẳng hạ giọng vốn đã khẽ thành ra như tiếng nói thầm bên tai ông Xuân –, bà ấy vẫn đinh ninh là anh không biết gì về đứa con riêng của bà mà vợ chồng tôi đã nuôi mấy chục năm nay, đã gả cưới, thành gia thất đề huề. Anh nhớ nghen. Xem như không biết gì cả, nghen!

Sau khi ông Xuân giành trả tiền cà phê, hai người ra chỗ gửi xe, rồi cùng nhau chạy về hướng có ngôi chùa sư nữ mà họ muốn đến thăm.

Bây giờ, qua khoảng hai mươi cây số đường đi, họ đã tìm thấy ngôi chùa ấy.

Họ dắt xe vào cửa bên của cổng tam quan để ngỏ, qua một lối đi rộng giữa những cây kiểng xanh tươi, dựng xe ở góc ngoài sân chùa, rồi bước lên tam cấp, vào phòng khách. Vị ni sư bước ra, niềm nở đón tiếp.

Ông Xuân lặng người mặc dù đôi môi đang cười chào. Vị ni sư có pháp danh là Hiền Hạnh, tuổi đã vào lục tuần, đang đứng trước mặt ông với hai tay chắp lại để chào ấy, đúng là Nhị-tóc-nâu thuở học trò xa xưa. Không thể khác được, đó chính là Nhị-tóc-nâu với nét mặt ngày xưa ấy, dáng dấp mảnh mai cũng như ngày xưa ấy, nhưng đã già đi theo năm tháng và trong trang phục của một ni sư.

Khi đã ngồi vào ghế, đối diện với ni sư, qua một chiếc bàn có lót kính dày, ông Xuân thấy đôi mắt bà hơi rưng rưng, mặc dù đã gần ba mươi bảy năm nương nhờ cửa thiền.

Họ cũng nhắc lại một chút kỉ niệm thời học trò, họ cùng chung lớp 10 rồi 11. Ông Xuân tuyệt đối không nói điều gì khác. Ni sư Hiền Hạnh cũng đinh ninh ông Xuân không biết gì những năm kế tiếp sau đó ở trường cũ, ở Tam Kỳ cũ.

Khi tách nước trà đã nguội, ông Xuân và ông Trảng biết đã đến lúc họ phải trở về.

Ông Xuân chắp hai tay vái chào ni sư Hiền Hạnh. Đến khi dắt xe ra khỏi cổng tam quan, ông muốn gọi to lên “Nhị-tóc-nâu! Nhị-tóc-nâu! Bạn đó sao?”, nhưng dĩ nhiên ông phải nén vào lòng.

4

Khi ông Xuân chạy xe lên bưu điện, rẽ qua con đường ven kênh Nhiêu Lộc, ông tình cờ gặp Sông Xanh và Ánh Sương. Ông dừng xe bên lề đường, khi nghe tiếng gọi của Sông Xanh. Hai cô sinh viên cũng ghé xe vào gần kề chỗ ông.

– Cháu chào chú. – Hầu như cả hai cô gái cùng lúc cất lời chào –.

– Chào! Sông Xanh! Ánh Sương! – Ông Xuân vừa chào, vừa gọi tên, rồi ông nói tiếp –. Lâu nay, không gặp, hai cháu có gì mới không?

– Dạ, bọn cháu vẫn được thường luôn. – Sông Xanh mở vội túi xách, lấy ra một chiếc thiệp –. Bọn cháu định đến nhà chú, nhưng nhân tiện được gặp chú giữa đường tại đây, cháu xin kính gửi chú thiệp chúc Tết này…

– Ồ, cảm ơn! Tôi sẽ gửi lại cho hai cháu sau nghe! – Và ông Xuân nói thêm –. Nếu không có gì vội, chú cháu mình vào tiệm cà phê đằng kia chuyện trò chút xíu cho vui! Lâu quá, dễ chừng hai tháng rồi, chưa gặp lại!

– Dạ, nếu chú cũng không bận.

Ba chiếc xe máy nối nhau chạy thêm một quãng.

Trong một thoáng, ông Xuân nhớ trong buổi sáng gần đây, ông nhận được thiếp xuân của Tre từ Quảng Trị gửi vào, ông cứ tưởng là thiệp cưới. Ông mỉm cười, gửi xe, nhận thẻ gửi, rồi cùng hai cô gái trẻ bước vào tiệm nước.

Ông Xuân nhìn ra mặt kênh Nhiêu Lộc màu xanh lục lam dưới ánh nắng giữa buổi sáng. Khác với ban đêm, dòng kênh lúc này hình như trông hẹp hơn và không còn nét huyền ảo, tuy vẫn sạch sẽ.

Để đùa vui, ông nói ý nghĩ hôm nào thoáng qua đầu ông hồi nãy:

– Chú cứ tưởng là thiệp cưới, hoặc của Ánh Sương, hoặc của Sông Xanh chứ!

Hai cô sinh viên cùng cười:

– Hai đứa cháu còn đi học mà! – Sông Xanh nói –.

– Rồi cũng sớm đến ngày đó thôi! – Ông Xuân cũng giữ nụ cười đùa –. Lâu nay Sông Xanh vẫn có liên lạc với Tre chứ? – Ông quay sang Ánh Sương –. Và Ánh Sương cũng thường liên lạc với Trưng chứ?

– Dạ, – Ánh Sương đáp thay cho cả Sông Xanh –, bọn cháu vẫn thường gặp nhau trên Facebook, và cũng vậy với chị Sông Hiếu, chị Lá Xuân.

– Vui thật! Thật là hay! – Ông Xuân nói –.

Họ lại chuyển qua nói chuyện về Tết Nguyên đán Bính Thân sắp đến. Thế rồi, loanh quanh thế nào, lại cùng nhau nhắc đến chứng bệnh dị ứng với ấn tượng về mùi cống rãnh năm ngoái của Sông Xanh.

Sông Xanh mỉm cười, hình như thấy có dịp để phân trần chút đỉnh với ông Xuân:

– Chú à, bệnh dị ứng của cháu thật là rất cụ thể, nghĩa là chỉ dị ứng với mùi cống rãnh mà thôi. Cái này có nguyên do ngày xưa, lúc cháu mới lọt lòng chào đời đó chú. Sau khi hết bệnh, cháu về quê, nói chuyện với má cháu, má cháu tình cờ nhắc lại là cháu bị đẻ rơi dọc đường, ngay trên một miệng cống rãnh ở dưới đó. Má cháu không ngờ nó lại liên quan đến chứng bệnh dị ứng của cháu sau này, cách đây một năm, nên bà không nhắc đến. Khi cháu đã biết, tự nhiên cháu thấy được mối quan hệ lúc cháu lọt lòng mẹ, chào đời với chứng bệnh dị ứng ấy sau này. Vậy đó chú à.

Ông Xuân ngạc nhiên, cảm thấy thật thú vị. Cả ba chú cháu đều cười vui, thấy thật có ý nghĩa.

– Bệnh cụ thể với mùi cống rãnh thật, chứ chẳng hình tượng, biểu tượng gì cả! Thế mà bạn Ánh Sương cứ trêu cháu là bệnh thời đại internet, còn anh Tre thì bảo, cháu bệnh bởi các kênh giáo dục, truyền thông nước mình từ nhà trường, báo chí, phát thanh, truyền hình đều là kênh nhọ đen! – Sông Xanh nói với nụ cười và chút nhăn mũi –. Ánh Sương và anh Tre suy diễn thật hay, thật sâu sắc, nhưng không phải như vậy.

– Cháu Sông Xanh vô tội! Hoàn toàn vô tội về quan điểm, lập trường chính thống, quan phương! – Ông Xuân cười thành tiếng, rồi lại nói khẽ –. Nhưng bây giờ cháu đã ngộ ra là sự suy diễn của hai bạn ấy, tuy suy diễn nhưng vẫn hay, sâu sắc, thì cũng tốt rồi. Như vậy càng phong phú chứ sao! – Ông Xuân nói thêm –. Thật ra, hai cháu thừa biết, y học đã nghiên cứu, đã xác định có nhiều loại bệnh có căn nguyên tâm lí xã hội, căn nguyên thời cuộc… Ngoài các bệnh tinh thần có nội dung xã hội, thời cuộc rõ ràng, còn có nhiều trường hợp bệnh thực thể như đau đầu, loét dạ dày, đau tim, cao huyết áp, thấp khớp, hen phế quản cũng có nguyên nhân tâm lí, xã hội, thời cuộc… Mỗi trường hợp mỗi khác. Có thể cháu Sông Xanh không hiểu hết chứng bệnh dị ứng với ấn tượng mùi cống rãnh của cháu, hoặc đã hiểu đúng. – Ông Xuân lại cười xoà –. Nhưng thôi, Sông Xanh đã nói là bệnh ám ảnh bởi ấn tượng về mùi cống rãnh của cháu không có ý nghĩa xã hội, thời cuộc, thời đại gì cả, thì cũng tốt thôi.

– Sông Xanh muốn giữ lập trường, quan điểm để sau này ra trường, xin làm công chức Nhà nước đó chú! – Vẫn quen trêu Sông Xanh, Ánh Sương nói –.

Sông Xanh đỏ mặt, cười:

– Sông Xanh có sao nói vậy thôi. Bệnh cụ thể là bệnh cụ thể, chứ không mang ý nghĩa hình tượng, biểu tượng gì, thì cũng nói rõ như thế. Sông Xanh có phê phán, cũng phê phán trực diện, rõ ràng, thẳng ruột ngựa, chứ không bóng gió, hình tượng, biểu tượng gì cả!

– Người Bắc bộ giấu gươm đao trong lời nói. Người Trung bộ thu ớt cay và mạt cưa đắng trong ngôn từ. Người Nam bộ nói thẳng, nhưng gươm đao, ớt cay, mạt cưa đắng cầm nắm sẵn trong tay, dám thách đấu ngay tại chỗ. – Ánh Sương nói –.

– Thú vị thật! Tính của Sông Xanh là minh bạch, rạch ròi, chân chất, bộc trực, dân chủ như vậy cũng hay. Không dân chủ trực diện được, người ta phải chửi bóng, chửi gió. Còn Ánh Sương hay diễn dịch để đùa cũng rất hóm hỉnh, có hơi hưởng chất nói dóc cho vui của bác Ba Phi ở Nam bộ mình đây. Cộng vào đó, có chất cay, chất đắng của Quảng Trị, tỉnh có Vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, về văn và về sử nước mình trước đây, và cả hiện nay, vẫn còn thiên lệch, đậm chất bôi nhọ, ở cách nhận định của Tre, cũng thật sâu sắc. Vậy đó, chứ không à? Nhiều nơi, nhiều nước, nhiều thời kì, để chống lại luận điệu một chiều, khắc nghiệt của nhà cầm quyền độc tài, dân gian và cả trí thức đều sử dụng truyện tiếu lâm hay hình tượng, biểu tượng như là vũ khí chiến đấu chống lại.

– Dạ… Cháu thấy một khía cạnh khác nữa. – Sông Xanh nói –. Chú ơi, giá như Thành phố Hồ Chí Minh mình đây có đủ hệ thống cống ngầm hoàn toàn để tháo tất cả nước thải của cư dân, chứ đừng đổ ra kênh Nhiêu Lộc, để kênh Nhiêu Lộc mãi mãi trong xanh như sông tự nhiên vốn có ở núi rừng, thôn quê, dân cư thưa thớt thì tuyệt vời quá… Nghĩa là thành phố có hệ thống ruột già không lộ thiên, còn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn lộ thiên vì nó được trả lại là con suối, con sông tự nhiên xanh trong như nguyên sơ… Cháu thấy chất thải, nước thải, rác rến do cư dân thải ra là theo quy luật tự nhiên, quy luật sinh vật, không thể so sánh với nhọ đen bôi lấm bôi lem người khác bằng sách giáo khoa, kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí, vì bôi nhọ thuộc loại sản phẩm của tâm địa xấu xa, thiếu trung thực, không phải là quy luật xã hội. Chỉ có một số ít nước mới thế thôi, còn phần lớn ở các nước khác, các bộ phận nhân dân khác nhau nhưng vẫn tôn trọng nhau. Hầu như ở bất kì nước nào, luật pháp cũng cấm chỉ sự bôi nhọ…

– Nếu được như vậy 100% thì tuyệt vời quá! Chắc rồi cũng phải tiến đến như vậy. – Ông Xuân nghiêm túc nói –. về mặt cơ sở hạ tầng vật chất của thành phố và cả về thượng tầng kiến trúc tinh thần của xã hội.

Sau một lúc nữa, hai cô gái sinh viên xin phép chia tay ông Xuân. Ông Xuân bắt tay họ, và bảo, ông ngồi nán lại một chút, hai cháu cứ tự nhiên về trước đi.

Ông Xuân tiếp tục uống li nước của mình…

Ông đã thanh toán tiền nước cho tiếp viên tiệm giải khát, nhưng vẫn ngồi một mình, tiếp tục chuỗi suy tưởng.

Ông nhớ đến tấm thiệp chúc xuân của Tre, thiệp cưới ông liên tưởng, ngỡ là Tre gửi vào, nhớ đến tờ di chúc của cụ già thôn dã ở Quảng Trị, nhớ tấm biển đá như một phần mộ chí nhưng phải đặt trên ngực di thể trong quan tài cùng đầu đạn lưu cữu từ thời Chiến tranh lạnh còn sót lại trong cẳng chân ông Trảng, nhớ “mẩu giấy cánh bướm” và ni sư Hiền Hạnh, nhớ thiệp xuân và bệnh dị ứng về kênh nước đen, rồi biến hoá thành kênh nhọ đen. Lúc này, ông Xuân cũng như Tre hôm nào ngồi cùng Sông Xanh bênh bờ kênh này, anh chàng trẻ tuổi đã liên tưởng đến đàn bướm giấy trắng, hoa nến, tấm lòng nguyên sơ luôn đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm, rồi đã biến hoá thành đàn phi cơ chiến đấu, bảo vệ của nước mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam… Đúng rồi, tất thảy mọi dị biệt, mọi trái chiều của vật thể, của con người phải được kết lại, bổ sung hàm nghĩa nhất thống cho nhau, như một chỉnh thể nghệ thuật sinh động.

T.X.A.
buổi chiều 14 & 07:12 – 13:50, 15-01 HB16 (2016).

TRÂN TRỌNG MỜI ĐỌC LOẠT TRUYỆN CÙNG ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT:

1) Song sinh Kẻ Diên – truyện ngắn thứ nhất
2) Đầu đạn lưu cữu – truyện ngắn thứ hai
3) Sông Xanh và kênh đen Nhiêu Lộc – truyện ngắn thứ ba
4) Có thể trong năm nào sắp đến – truyện ngắn thứ tư
5) Mẩu giấy cánh bướm – truyện ngắn thứ năm
6) Đừng tối đi một nửa gương mặt Tổ quốc – truyện ngắn thứ sáu (truyện cuối của loạt truyện)

CŨNG CÓ THỂ ĐỌC TẠI WWW.TRANXUANAN-WRITER.NET
.

Đã đăng trên FACEBOOK:
.
https://www.facebook.com/notes/trần xuân-an/dung-toi-di-mot-nua-guong-mat-to-quoc-truyen-ngan-tran-xuan-an/1657381487869129
.
ĐỂ TRÁNH NHỮNG NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC, XIN LƯU Ý, CÁC NHÂN VẬT CHỈ LÀ SẢN PHẨM CỦA TƯỞNG TƯỢNG, ĐƯỢC TÁC GIẢ HƯ CẤU ĐỂ PHẢN ÁNH CHÂN THẬT HIỆN THỰC, CHUYỂN TẢI NHỮNG NỘI DUNG CẦN THIẾT
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

CÓ THỂ TRONG NĂM NÀO SẮP ĐẾN – truyện ngắn Trần Xuân An

Posted by Trần Xuân An trên 10.01.2016

hidden hit counter

 
.
.

CÓ THỂ TRONG NĂM NÀO SẮP ĐẾN
Trần Xuân An

truyện ngắn

1

Lần thứ hai đến thăm, ông Xuân đã bàng hoàng và sững sờ khi phát hiện một tấm ảnh đen trắng, chắc hẳn đã được chụp lâu lắm rồi, treo trên tường phòng khách nhà bạn cũ ông Trảng. Đó là chân dung của một cô gái, như thể từ kí ức ông Xuân hiện ra. Rời khỏi ghế sa lông, để mặc ông Trảng ngạc nhiên, ông Xuân đến gần tấm ảnh, hơi ngẩng mặt, nhìn chăm chăm. Bất giác, ông chợt lùi lại, hơi cúi đầu, cau mày ngẫm nghĩ, như đang lục lọi trong óc, rồi lại bước tới, nhìn từng nét một chân dung người con gái trong tấm ảnh ấy.

– Sao nhìn kĩ dữ vậy, bạn? – Ông Trảng nói với nụ cười trên môi, khi thấy ông Xuân quay lại, buông người xuống ghế, vẻ mặt xúc động –.

– Nhìn thấy quen quen. Hình như là bạn học cũ thời trung học. – Ông Xuân bỗng nhìn ông Trảng, hỏi nhanh –. Cô gái ấy là ai? Anh có biết tên không? Chẳng lẽ đó là bà chủ nhà này?

– Gặp lại người quen ngày xưa thì có gì lạ! Nhưng có chắc không? Tôi cũng không biết tên vợ của bạn cũ tôi là gì, chỉ nghe mấy người quen của bà ấy và người hàng xóm đến đây gọi là bà Phẳng. Phẳng là tên của bạn cũ tôi. Họ gọi theo tên chồng đó mà!

Ông Trảng cũng trả lời những câu hỏi tiếp của ông Xuân về gia đình ông Phẳng. Thì ra, thời vào quân trường tại Thủ Đức này, ông Trảng và ông Phẳng gặp nhau, thân nhau, vì cùng được bố trí vào một tiểu đội. Suốt chín tháng, họ thương quý nhau đến mức chỉ còn làm lễ kết nghĩa anh em nữa mà thôi. Những năm tháng sau đó, người phải xa quê Cần Thơ, theo đơn vị đóng tại Quảng Nam, người về đơn vị đóng tại quê nhà Quảng Trị, họ vẫn thường xuyên gửi thư cho nhau, và tranh thủ những dịp nghỉ phép để tìm thăm nhau. Chỉ sau ngày 30-4, trong dăm bảy năm, họ mới gián đoạn tin tức về nhau, vì cả hai đều phải học tập cải tạo ở các trại tập trung, rồi đều vất vả, bận lo sinh kế, vả lại cũng không tiện liên lạc với nhau bằng thư từ. Khi cuộc sống mỗi người tạm ổn định, họ lại tìm kiếm nhau, và tình bạn cũ lại được duy trì cho đến nay. Nhưng ông Trảng không thật rõ về vợ ông Phẳng.

– Tôi nhớ hình như có lần Phẳng đã nói tên vợ Phẳng, nhưng lâu quá, không nhớ chắc lắm.

– Có phải tên Nhị không?

– Không! Tên là gì đó, chứ không phải Nhị.

Ông Xuân hơi thất vọng. Và ông tự nhủ, chẳng lẽ trí nhớ mình lại lầm lẫn?

Ông Xuân biết Tre có đọc truyện ngắn ông viết về Nhị-tóc-nâu và tổ học sinh thuyết trình về tiểu thuyết “Bướm trắng”, vì lần đầu ông đến đây thăm ông Trảng, Tre có nhắc đến. Không ngờ Tre lại nhắc đến ngay tại ngôi nhà có treo tấm ảnh chân dung một cô gái mà ông Xuân tin chắc đó là Nhị-tóc-nâu ngày xưa!

Nhưng rồi ông Xuân cũng phải về lại nhà mình, sau khi nhờ ông Trảng, qua điện thoại, hỏi han vợ chồng ông Phẳng thử xem, có phải đúng như ông tin chắc không, và câu trả lời là không phải. Ông Xuân bỗng dưng buồn lạ lùng, khi biết “mẩu giấy bướm trắng” chỉ là kỉ niệm, mãi mãi bay vào hư vô, chỉ đọng lại thành chữ trong mấy trang truyện!

Lần thứ ba, ông Xuân đến thăm ông Trảng vào buổi tối, với hi vọng được gặp bà Phẳng, mà ông ngờ là Nhị-tóc-nâu ngày xưa.

Nhưng sau phút bỡ ngỡ, ông Xuân thấy bà Phẳng với vẻ mặt được trang điểm kĩ lưỡng, trông không giống cô gái trong tấm ảnh treo trên tường. Có lẽ giữa cô gái ấy và bà Phẳng cách nhau đến 44 năm. Thêm vào đó, hình như bà Phẳng đã có lần đến thẩm mĩ viện, nên nét mặt đã ít nhiều thay đổi so với gương mặt vốn có. Dáng dấp tuổi gần sáu mươi, lại mập mạp ra, đâu còn nét thon thả như kí ức ông Xuân còn lưu lại. Giọng nói cũng rặt Nam bộ như chồng, đâu phải giọng Tam Kỳ ở Nhị-tóc-nâu thuở đó! Tuy vậy, ông Xuân cảm thấy vẫn có gì đó quen thuộc ở bà Phẳng. Bà Phẳng cũng hơi ngập ngừng nhưng rồi bảo là chưa bao giờ sống tại Tam Kỳ, Quảng Tín xưa một ngày nào, nữa là học trung học đệ nhị cấp ở đó. Dĩ nhiên, khi nói thế, bà Phẳng đã mặc nhiên cho rằng không hề có dịp nào quen ông Xuân thời học trò cả! Tuy vậy, bà Phẳng vẫn có vẻ xúc động. Chừng như cả ba người đàn ông cũng nhận ra vẻ xúc động ấy, nhưng họ nghĩ đó là cảm xúc thường tình ở phụ nữ khi có ai đó ngỡ mình là bạn học cũ mà thôi.

Mặc dù vẫn còn chút ngờ ngợ, nhưng một khi bà Phẳng không thừa nhận mình là Nhị-tóc-nâu với quê quán Hà Lam – Tam Kỳ, ông Xuân không thể nói lời nào khác, ngoài việc xin lỗi mình đã nhớ lầm. Bỗng dưng ông Xuân lại rơi vào tâm trạng thất tình thời học trò trung học, mặc dù hiện nay trong lòng ông chẳng dám có chút xúc cảm yêu đương nào! Phải chăng đó là tâm trạng cũ, cách đây hơn bốn thập niên, sống lại trong ông?

2

Tre đã ra lại Kẻ Diên, Quảng Trị sau hơn mười lăm ngày ở tại thành phố này để cùng anh Trưng chăm sóc ông Trảng.

Trong thời gian đó, Tre và Trưng cũng đã vài lần gặp gỡ, trò chuyện cùng hai cô sinh viên Sông Xanh và Ánh Sương. Một cách khá mặc nhiên, Trưng chuyện trò với Ánh Sương nhiều hơn, và Tre cũng tỏ ra thích chuyện trò với Sông Xanh. Không hiểu sao, Tre thấy giữa hai cái tên Trưng và Ánh Sương có gì đó gần gũi, có lẽ vì quả trứng vàng và hạt sương long lanh đều gợi ra hình tròn, còn tên Sông Xanh và tên Tre lại gợi vẻ tương đồng là nét dài. Cảm nhận ấy hơi ngộ nghĩnh.

Có điều, không hiểu sao Tre vẫn cảm thấy nhơ nhớ nghệ sĩ Sông Hiếu, và cho rằng mình phải ra lại quê nhà là hợp lẽ. Đó cũng là ý kiến của ông Trảng, nhưng cơ sở của ý kiến ấy hơi thực tế. Ba anh bảo, Tre nên ra, vì nhà chỉ còn có mẹ. Vả lại, anh Trưng ở lại đây, mẹ sẽ được nghỉ ngơi thêm, vì công việc bán cháo bột quanh năm vốn không phải nhẹ nhàng. Hơn nữa, về bếp núc, nấu nướng tại đây, Tre không khéo tay bằng anh Trưng.

Thật ra, Tre biết khi ra lại Kẻ Diên, có nghĩa là quãng cách địa lí giữa anh và cô giáo, nghệ sĩ Sông Hiếu ở Đông Hà gần lại, nhưng cũng chắc gì Tre sẽ ra Đông Hà hoặc Sông Hiếu sẽ vào Kẻ Diên, để gặp gỡ nhau, mặc dù họ đã thân nhau hơn, so với mấy tháng trước, khi mới hợp đồng với nhau về chiếc dĩa CD, thu âm thanh diễn ngâm hai bài ca dao cổ về Kẻ Diên!

Đêm trước khi chia tay, Tre đã hẹn gặp Sông Xanh ở một tiệm cà phê ven bờ kênh Nhiêu Lộc mà nay đã rất sạch sẽ, thoáng mát, thơ mộng, mặt kênh rộng như một con sông nhỏ. Quán ở khúc đường yên ả nhất, không nhạc xập xình và cũng không ồn ào, đông đúc khách.

Hai con đường ven hai bờ kênh có tên là Hoàng Sa, Trường Sa.

– Rất tiếc là chúng ta đang ngồi ở Hoàng Sa, Trường Sa tại Thành phố Hồ Chí Minh, chứ không phải ở Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển Đông! – Tre nói, hơi chua chát –.

– Anh nói như thể là mỉa mai, phải không? – Sông Xanh mỉm cười, cảm thông –.

– Sự thật là vậy. Ngay những người đặt tên đường hẳn cũng ý thức rõ điều đó. Tên hai con đường nhắc chúng ta phải nhớ đến Hoàng Sa bị chiếm, những đá, bãi đã bị cướp, thuộc Trường Sa, nhưng nhớ một cách chua chát… Đó là cái nhớ cay đắng nữa, về sự mất mát, bị xâm chiếm. Nếu thu hồi được Hoàng Sa, các đá, bãi ở Trường Sa, thì đó là tên của hai chiến công! Nhưng sự thật đâu phải chiến công, mà ngược lại.

– Nhưng nhớ đến vẫn hơn là quên lãng.

– Đúng rồi. Nhớ, để mỉa mai, cay đắng, chua chát, và nhớ, để tái chiếm, để thu hồi. – Tre ngừng lại, giọng chùng xuống –. Hi vọng là vậy, chứ không phải đặt tên đường như thế để xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng. – Tre ngả người ra tựa ghế –. Thôi, ngày mai, anh ra lại Quảng Trị rồi. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa nếu vẫn cứ cái đà này, chắc còn dài ngày lắm! Bây giờ mình tạm gác lại, chuyện trò chuyện gì về bọn mình đi!

Sông Xanh gật đầu, nhưng cô lại im lặng.

Không thấy Sông Xanh nói gì, Tre ngập ngừng, rồi hỏi:

– Tốt nghiệp đại học xong, với bằng cử nhân tài nguyên – môi trường, Sông Xanh có muốn làm công chức không?

– Nhiều người thuộc các khoá trước Sông Xanh thường xin vào làm công tác quản lí nhà đất hoặc quản lí khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường…

– Nhà đất? Nếu tham nhũng thì giàu lắm đó! – Tre cười, trêu Sông Xanh –.

– Công chức thời nào cũng thế thôi. Nếu có tham nhũng mới giàu có, bằng không thì cũng chỉ lương ba cọc ba đồng. Có ngành béo bở, có ngành khô hạn… Sự thật đó ai cũng biết. Từ xa xưa, dân gian đã nói, “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” mà anh! – Sông Xanh nói –. Cho nên… Đến đâu hay đó thôi. Nghĩ xa, nhức đầu lắm, anh!… Thật ra, người làm công chức thì có cơ hội làm quan to, từ to vừa đến rất to, nhưng cũng chẳng mấy người đạt được, mà đa số là làng nhàng, đứng yên tại chỗ cho đến khi già, về hưu. Suốt một đời lương ba cọc ba đồng.

– Nhưng bây giờ ai không tham nhũng, sẽ bị đồng nghiệp loại trừ ngay. Thậm chí có người gào lên đau đớn, như nhân vật Chí Phèo, tôi muốn lương thiện, thanh liêm nhưng ai cho tôi làm người lương thiện, thanh liêm! Người ta đồn đãi với nhau như vậy. Không biết có đúng không? Báo chí chính thống ít nhiều cũng hé lộ, nhưng không rõ lắm! – Tre nói –.

– Nếu lương ba cọc ba đồng thì mức sống cũng như người dân làm những ngành nghề khác. Công chức đã vào biên chế nhà nước chỉ hơn thiên hạ cái ổn định và nhàn nhã, ăn mặc sạch sẽ, đàng hoàng, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về. Phải vậy không anh?

– Kinh doanh tư nhân, có loại thăng trầm, có loại ổn định. Những ai không sợ thăng trầm thì có thể có người giàu to, còn những ai muốn làng nhàng ổn định cũng có thể được. Người trở thành đại gia cũng hiếm như người làm quan to. – Tre nói –. Nhưng làm công chức xem ra oai vệ, và thực tế là có quyền lực hơn làm người dân. Đại gia cũng chỉ có quyền trong công ti của mình thôi.

– Thôi đến đâu hay đó, anh Tre à!

– Ừ, biết là để biết mà sống, vậy thôi. Điều quan trọng nhất là chúng mình phải có trình độ học vấn, có bằng cấp, để làm việc gì cũng hiệu quả hơn, và để sống với đời chứ, phải không? Muốn ngẩng mặt với đời suốt đời, thì lúc còn trẻ như bọn mình, phải học, và học suốt đời, chứ không còn cách nào khác.

Cả hai người trẻ tuổi nhìn ra mặt kênh lấp lánh ánh đèn. Lát sau, Sông Xanh nói:

– Ngày mai anh ra rồi!… Sông Xanh đến bây giờ cũng hơi còn cảm giác ngỡ ngàng, tưởng như không phải trong đời thật, vì ở tận trong Nam bộ này mà quen với anh tận ngoài Quảng Trị.

– Có bao giờ Sông Xanh dự định ra ngoài đó chơi không?

– Có chứ anh! Khi quen anh, anh Trưng, chị Sông Hiếu, chị Lá Xuân trên Facebook, Sông Xanh lại càng thích ra thăm viếng Quảng Trị.

– Thì ra một chuyến cho vui. Nếu thấy thích thì cứ ra dài dài như ra quê hương vậy, cũng được.

Sông Xanh nghe mình đỏ mặt, thẹn thùng, và cô mỉm cười. Không thấy Sông Xanh nói gì, Tre nói về hình ảnh dòng kênh trước mặt, từ trí nhớ bỗng hiện ra trong ý thức:

– Ở trên dòng kênh Nhiêu Lộc này, có những người đã tổ chức thắp đèn thuỷ đăng để tưởng nhớ Hoàng Sa, thương tiếc những đá, những bãi như Gạc Ma, Chữ Thập ở Trường Sa…

– Đúng rồi, anh!

Bất chợt, Tre hình dung ra những đoá hoa giấy có thắp nến, đang vừa trôi vừa toả sáng trên mặt kênh. Tre cũng thấy trên những đoá hoa lửa nến ấy, có những con bướm trắng bằng giấy như trong một truyện ngắn của ông An Trần Xuân. Không hiểu sao lại có sự kết hợp lạ kì như vậy! Cánh bướm mộng ảo, yêu đương riêng tư liên quan gì đến những đoá hoa tưởng niệm, lung linh lửa nến, mà đau xót nghìn trùng!

Sau khi chở Sông Xanh đến nhà, vẫn căn nhà có phòng cho sinh viên trọ học, ven kênh Nhiêu Lộc này, Tre chia tay Sông Xanh, hẹn ngày gặp lại.

Đêm đó, và suốt buổi sáng hôm sau, khi đã ngồi trên tàu lửa, Tre vẫn không thôi suy ngẫm về dòng kênh Nhiêu Lộc, hoa nến trôi và bướm giấy trắng vờn bay. Đó là tấm lòng trong lành như suối khe nguyên sơ luôn luôn bị nguy cơ ô nhiễm đe doạ. Đó là nỗi đau bị xâm lược biển đảo. Đó là tình yêu đương ảo mộng. Tre bỗng ước mơ lũ bướm trắng kia phải biến hoá thành những chiếc máy bay phản lực xua đuổi quân bành trướng Trung Quốc ngang ngược… Đàn phi cơ Việt Nam bay trên những đảo, những bãi ngoài Biển Đông sáng đèn… Còn những tấm lòng trong lành? Biết lấy gì để bảo vệ và thanh lọc?

Tre thở dài, thầm nghĩ, với anh, Sông Hiếu cũng như Sông Xanh đều là ảo ảnh cả sao?

3

Vết mổ để lấy đầu đạn ra đã lành hẳn từ hơn nửa tháng rồi. Nó để lại một cái sẹo nhỏ. Hai hôm nay, ông Trảng lại được tháo băng bột ở chân, bằng một đường xẻ dọc bởi lưỡi cưa tròn nhỏ có gắn mô tơ điện của bệnh viện. Chỗ xương bị rạn đã liền. Nhưng sau một tháng cố định bằng thạch cao, chân ông teo lại thấy rõ. Bác sĩ dặn dò, ông cần phải tập đi và xoa bóp cẳng chân.

Tối nay, Trưng đã cùng Ánh Sương đi chơi. Bà Phẳng cũng đã về Cần Thơ quê chồng từ tuần trước và đã cùng mấy người chị em bên chồng đi du lịch ở Campuchia. Trên sân nhà, ánh đèn từ mái hiên đúc toả sáng vừa đủ để ba người đàn ông ngồi quanh chiếc bàn sa lông đã được bưng ra từ phòng khách. Trên bàn là vài món nhấm ông Xuân tiện đường ghé mua, mang tới, với chai rượu Trưng đã mua sẵn cho ba từ buổi sáng hôm qua.

Ông Trảng ngồi ở vị trí có thể ngẩng đầu lên nhìn thấy chuồng bồ câu ở góc sân. Cả ba người đưa cao ba chiếc li thuỷ tinh, chạm nhẹ, nhưng chỉ hai li có rượu màu hổ phách sóng sánh, còn một li chỉ là nước tinh khiết trắng.

– Không biết anh Trảng có còn giữ tấm ảnh nào thời anh em mình học ở trường sĩ quan Thủ Đức và thời anh về đơn vị ở Quảng Trị không? Tôi vẫn còn nhiều ảnh lắm đó! – Ông Phẳng nói, nghiêng đầu cười –.

– Tôi cũng còn giữ chứ! Kỉ niệm mà. Thời sau 30-4 phải cất rất kĩ, vì sợ phiền hà. Nhưng đến nay, tôi vẫn còn khá nguyên vẹn, thỉnh thoảng cũng lấy ra xem. – Ông Trảng trả lời, và hỏi –. Đâu? Anh lấy ra đây để ba anh em mình cùng xem đi.

Ông Phẳng đi vào phòng ngủ, lấy ra một cuốn an bum khổ lớn, khá dày. Thấy không đủ ánh sáng để xem ảnh, ông vào lấy thêm chiếc đèn bàn với cuộn dây điện mang ra, rồi lại cầm đầu phích cắm, kéo dây vào phòng khách, cắm vào ổ điện. Đèn sáng trên bàn sa lông.

Ba mái đầu tóc đã muối tiêu, đã bạc chụm vào nhau. Ba đôi mắt, tháo kính cận ra hoặc mang kính lão vào, cùng ngắm nghía những tấm ảnh đen trắng. Ông Xuân cũng chia sẻ cảm xúc với hai người bạn lớn tuổi hơn, chứ ông Xuân chưa từng có một ngày nào trong đời phải đi lính cả.

– Tôi vẫn thấy tự hào thời đi lính, anh Trảng à! – Ông Phẳng đã xem an bum của mình nhiều lần trong mấy chục năm qua, nên để cho hai người bạn mải mê xem, ông nói –.

Ông Xuân cũng đã ngồi lại với tư thế cũ, nhìn ông Phẳng:

– Kỉ niệm trai trẻ mà!

Ông Phẳng:

– Thời trai trẻ, đúng rồi, anh! Nhưng tôi muốn nói là thời tụi tôi là sinh viên sĩ quan, rồi là sĩ quan quân đội chế độ cũ ấy. Thời đó, chúng tôi cũng như nhiều người lính khác, đều yêu nước, chiến đấu chống Nga Sô, Trung cộng ẩn mình xâm lược, lộ diện bành trướng đó chứ. Bây giờ phe đỏ chiến thắng, thống trị thì thời thế nó thế phải thế.

Ông Trảng gấp tập an bum lại, tháo kính lão, bỏ vào túi áo:

– Đúng rồi, anh! Mình vẫn giữ niềm tự hào chống Nga – Trung ẩn mình xâm lược, lộ diện bành trướng. Nhưng cũng rất đau, đau mãi khôn nguôi do một nửa tính chất còn lại của cuộc chiến tranh, đó là người Việt với người Việt cầm súng đạn hai Khối, Khối Tự do và Khối Cộng sản, bắn nhau, giết nhau, đến khi đã thống nhất rồi, vẫn còn hành hạ, thù ghét nhau…

Ông Xuân góp chuyện:

– Bây giờ chỉ nói gọn là tự hào về một thời Quốc gia yêu nước, chống ngoại xâm Nga – Trung là đủ rồi. Đó sự thật lịch sử, cho dù trong hàng ngũ quân đội Quốc gia, chính quyền Quốc gia vẫn có những kẻ quá khứ chính trị không đẹp đẽ gì. Đó là tôi nói đến những phần tử vốn là sản phẩm của thời thuộc địa, bán thuộc địa Pháp ấy mà!

Ông Phẳng có vẻ không bằng lòng, ngắt lời:

– Thì phía đỏ cũng vậy thôi. Cấp tướng, cấp lãnh đạo chính trị cao của phe đỏ cũng có người xuất thân là lính thuộc địa Pháp, công chức, nhân viên thời Pháp thuộc.

Ông Xuân cười xoà:

– Tôi chưa nói hết mà anh!

Ba người đàn ông sắp đến tuổi sáu mươi và sắp quá tuổi sáu lăm cùng cười, mời nhau nâng li. Ông Phẳng cười lớn nhất, nhưng nói vừa đủ nghe:

– Hoan hô! Người Việt Nam, cho dù thuộc phe đỏ hay thuộc phe vàng, đều thoát thai là nguỵ đỏ hay nguỵ vàng, cũng đều yêu nước, chống ngoại xâm cả.

– Nhưng phe vàng chúng ta chiến bại! – Ông Trảng nói, trầm tĩnh hơn –.

– Trời đất! “Đừng đem thành bại luận anh hùng” mà! Cổ nhân đã dạy thế từ xưa. Thì rõ ràng phe vàng chúng ta đã bại, đã phải vượt biên, vào trại cải tạo, đi HO, đủ trăm ngàn nhục nhã, khốn khổ khốn nạn, nhưng sự thật là chúng ta chỉ chống “quan thầy Nga Sô và Trung cộng” thôi. Chúng ta yêu nước, chống hai nước lớn xâm lược, bành trướng, áp đặt tư tưởng, chủ nghĩa của lãnh tụ chính trị họ lên đầu lên cổ chúng ta. Đó là sự thật lịch sử. Chúng tôi thất bại, anh bạn Xuân à, nhưng chúng tôi vẫn mãi tự hào là quân đội Quốc gia yêu nước, chống ngoại xâm ẩn mình, bành trướng lộ diện Nga Sô – Trung cộng. Thế là đủ rồi. Chúng tôi đâu có thể làm gì hơn. Chúng tôi từ lâu chấp nhận thất bại, chấp nhận tù tàn binh, chấp nhận bị phe đỏ cai trị, rồi chúng tôi thành công dân của chế độ đỏ này, nhưng chúng tôi vẫn có quyền tự hào về quá khứ là lính tráng, sĩ quan quân đội Quốc gia, Việt Nam cộng hoà chứ! Không ai có thể sadisme lịch sử được, trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu này!

Ông Xuân mỉm cười, đồng cảm:

– Hai phe, đỏ và vàng, đều là người Việt Nam, yêu nước, chống ngoại xâm sau lưng của nhau! Tôi cũng đã từ lâu nói như vậy, viết như vậy.

Ông Phẳng lại mời hai người đàn ông, một người là bạn thâm niên, một người là bạn mới quen, cụng li lần nữa.

Ông Phẳng lại vào nhà, mang cây đàn ghi ta ra. Tắt đèn để bàn trước mặt ông Trảng, ông ôm đàn, hát khẽ vừa đủ nghe. Đó là dăm bài hát thời oanh liệt trai trẻ của ông và ông Trảng. Ông Trảng cũng ôm đàn hát, nối tiếp niềm cảm xúc của nhau.

Ông Xuân lặng lẽ ngồi nghe. Trong tiếng hát, tiếng đàn, ông Xuân hình như nghe có chen vào tiếng chim bồ câu gù trên chuồng. Có thể đàn chim bồ câu đã rúc đầu vào cánh ngủ say, nhưng với ông Xuân, mơ hồ có tiếng bồ câu gù thật.

Trong vài phút giây nào đó, ông Xuân cảm thấy trong lòng mình có vướng víu chút thắc mắc về bà vợ ông Phẳng, mà thật lòng, ông Xuân ngờ ngợ như là Nhị-tóc-nâu thuở học trò Tam Kỳ, Quảng Tín xa xưa. Bà về Cần Thơ quê chồng, rồi cùng chị em chồng đi du lịch sang xứ Angkor Wat, Angkor Thom?

Như thể đột ngột, ông Trảng lại nói:

– Điều mà chúng ta cần và mong có được, đó là sự công bằng lịch sử trong sách sử, trong đời sống xã hội. Đó là danh dự cho lớp già. Đó là cơ hội đồng đều, vô điều kiện cho lớp người trẻ, trong đó có con cháu chúng ta… Con cháu phe vàng chúng ta cũng được đối xử công bằng như con cháu của phe đỏ. Không có gì cản trở, kìm hãm chúng.

Ông Phẳng cũng nói, mắt trở nên xa vời:

– Cựu lính vàng chúng tôi, người trẻ nhất đến năm nay cũng gần chạm ngưỡng sáu mươi tuổi. Đó, thử tính xem, 1975, 18 tuổi, thì 2015, 58 tuổi. Già hết rồi… đâu có mong muốn gì hơn…

– Đúng vậy đó, hai anh! Rất thiết thực, phù hợp với lẽ phải, đạo lí… – Ông Xuân lặp lại, để nhấn mạnh –. Tóm lại, thứ nhất, công bằng trong sách sử cũng như trong đời sống là trả danh dự, phẩm giá cho cựu binh, cựu công chức Việt Nam cộng hoà, và thứ hai, cơ hội tiến thủ đồng đều, vô điều kiện cho lớp trẻ con cháu họ cũng như con cháu người lính Việt Nam dân chủ cộng hoà trước 30-4. Ngắn gọn và đầy đủ vậy thôi. – Ông Xuân nói thêm –. Tôi còn muốn khẳng định về sự thật lịch sử 1945-1954-1975 là Quốc gia, gồm cả Việt Nam cộng hoà về sau, cũng như Việt Nam dân chủ cộng hoà đều chống ngoại xâm. Đó là các thứ ngoại xâm khác nhau: Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc…

Hai người bạn đồng đội chế độ cũ uống những ngụm rượu cuối trong chai. Không uống được rượu, ông Xuân cũng nâng li nước tinh khiết. Tuy vậy, không khí vẫn rất chan hoà, thân tình.

– Tôi rất quý trọng hai anh, và nói thật, – Ông Xuân trầm tĩnh nói –, yêu cầu của các anh nói chung, nếu Đảng, Nhà nước hiện hành thực hiện, cũng không tốn kém tiền bạc gì lắm, chỉ soạn lại bộ sử về giai đoạn 1945-1954-1975 và những chương sách giáo khoa liên quan, đồng thời ban hành một nghị quyết về cách ghi lí lịch, cơ hội tiến thủ đồng đều, vô điều kiện cho lớp trẻ hai miền Nam cũng như Bắc. Không tốn kém tiền bạc gì lắm đâu. Chỉ cần cách nhìn, sự nhận thức lại, và tấm lòng trong sáng, hoà giải, hoà hợp dân tộc thật sự, chứ không phải vờ vịt, lừa và dối. Đúng là nếu những nhà lãnh đạo tối cao có đủ hai điều đó, thì thật sự đại phúc cho Đất nước Việt Nam chúng ta, dân tộc Việt Nam chúng ta. Muôn đời lòng dân và sách sử ghi công ân họ. Tuy nhiên, cũng quá khó. Khó là vì cách nhìn thiếu sự nhận thức lại, mà rặt định kiến, và lòng dạ hẹp hòi. Nhiều người đã nói, ngụ ý nhắc nhở chung, rằng, trong lịch sử, đã từng có những tập đoàn phong kiến chiến đấu chỉ vì quyền lợi cục bộ, chỉ vì quyền lực, địa vị và cũng chiến thắng… – Ông Xuân nói tiếp –. Có thể, trông chờ ở lớp người lãnh đạo Việt Nam không dính líu gì đến cuộc chiến tranh 1945-1954-1975 tại nước mình trong bối cảnh thời Chiến tranh lạnh trên thế giới (1945-1991). Đó là những người hiện nay dưới tuổi 50. – Ông Xuân lại nói tiếp –. Tuy nhiên, thực tế là, các anh cứ tin chắc hiện thực lịch sử sẽ diễn ra như vậy, nhưng không biết đến thời điểm nào mới diễn ra. Có thể trong năm 2016 sắp đến.

Ông Trảng đứng dậy, bỗng ngã xuống sân. Có lẽ ông quên bẵng cái nạng gỗ, trong khi cẳng chân mới được tháo bột thạch cao và còn yếu. Ông Xuân, ông Phẳng vội đỡ ông Trảng dậy. May quá, có lẽ vậy, ông Trảng không phải đột quỵ.

4

Sau khi tiễn chân hai cha con ông Trảng lên tàu lửa ra Quảng Trị, Ánh Sương và Sông Xanh xin chào tạm biệt ông Xuân, ông Phẳng ở cổng ra vào sân ga Hoà Hưng.

Ông Phẳng đang ngồi trên xe máy của mình, quay mặt về phía ông Xuân, cũng đang ngồi trên xe máy, ở bên cạnh:

– Anh Xuân, tôi mời anh đến một tiệm cà phê máy lạnh nào đó, để nói với anh về một điều mà tôi nghĩ, chắc anh cũng cần biết rõ. Anh đồng ý chứ?

Hơi bất ngờ, ông Xuân hỏi lại:

– Chuyện gì thế anh?

– Chuyện tấm ảnh trên vách phòng khách nhà tôi đó mà!

Ông Xuân sững sờ, buột miệng như cái máy, “vậy hả!”, và sau mươi giây, định thần lại, ông gật đầu. Ông Xuân chạy xe theo xe ông Phẳng.

Người bảo vệ kiêm cả công việc giữ xe đưa cho hai người khách mới ghé xe vào hai tấm thẻ ghi số bọc ni lông đã cũ kĩ.

Họ bước vào tiệm cà phê, lên lầu, đến ngồi ở một bộ bàn ghế đặt tại góc phòng. Máy điều hoà không khí khiến họ cảm thấy dễ chịu. Trong khi chờ tiếp viên mang thức uống đến, theo yêu cầu của mỗi người, ông Phẳng ngẫm nghĩ một chút rồi nói:

– Anh Xuân này! Tôi biết anh nhớ không lầm về tấm ảnh ở phòng khách nhà tôi. Tấm ảnh ấy, có ai hỏi, bà ấy cứ bảo là em họ mà thôi!

– Thật là ảnh chân dung của cô bạn học Nhị-tóc-nâu à? –. Ông Xuân ngẩn ngơ –.

– Đúng rồi. Đó là một trong hai cô nữ sinh cùng tên họ và chữ lót: Cao Thị Phương Nhị, mà lớp của anh hồi đó gọi là Nhị-tóc-nâu và Nhị-tóc-đen đó mà!

– Thì ra, anh cũng tường tận như vậy! Anh có biết Nhị-tóc-đen bây giờ thế nào không?

– Không. Tôi chỉ biết Nhị-tóc-đen như trong nhật kí 1971-1974 của nhà tôi thôi.

– Nhị-tóc-đen sau 30-4 vẫn sống ở Quảng Nam, chủ yếu ở Đà Nẵng, chồng con đề huề, gia đình hạnh phúc lắm.
Tiếp viên bưng khay thức uống ra. Cuộc chuyện trò tạm ngừng lại, rồi tiếp tục.

Ông Phẳng mỉm cười:

– Chúng ta bây giờ lớn tuổi cả rồi… Tôi cũng thành thật nói với anh, thật ra, tôi không thuộc loại người tò mò, tọc mạch về kỉ niệm của vợ mình. Đó là tấm ảnh vợ tôi chụp năm bà ấy học lớp 12…

– Năm lớp 12 tôi không còn học chung lớp ở Tam Kỳ với chị nhà nữa, tôi đã ra Đà Nẵng để học tiếp lớp 12.

– Tôi cũng biết điều đó. Và thú thật với anh, những điều tôi biết được không phải tôi cố ý tìm hiểu hay điều tra gì đâu! – Ông Phẳng nhếch môi cười nhẹ –. Tình cờ cả thôi! Số là thế này, vợ chồng chúng tôi lần đầu gặp nhau ở Cần Thơ, rồi khoảng vài tháng thì thành hôn. Đó là thời điểm cuối năm 1978, sau khi tôi vừa được phóng thích khỏi trại cải tạo khoảng bốn tháng. Tôi không hề hỏi han gì về kỉ niệm cũ của cô ấy cả. Nhưng, thế rồi, cách đây khoảng mười năm, nghĩa là sau khi tôi và Cao Thị Phương Nhị kết hôn, chung sống, có hai mặt con đã khôn lớn, đã lập gia đình riêng, tôi tình cờ tìm thấy nhật kí của vợ tôi trong một chiếc hộp bà ấy để trong một ngăn khoá tủ. Tôi đọc thử, thấy bà ấy viết khá văn chương, nên tôi bị hấp dẫn ngay. Đó là nhật kí chủ yếu về ba năm trung học đệ nhị cấp, từ lớp 10 đến lớp 12, và lác đác có ít trang rời rạc về mấy năm sau 30-4-1975. – Ông Phẳng bỗng tắt nụ cười nhẹ –.

– Thế thì có gì đâu anh? – Ngập ngừng, rồi ông Xuân hỏi tiếp –. Tôi không hiểu vì sao Nhị-tóc-nâu lại khác xưa nhiều quá, ngay giọng nói cũng khác…

– Bà ấy lúc trẻ thì gầy, mảnh mai, nhưng lúc đã lớn tuổi, đâm ra phốp pháp hẳn! – Ông Phẳng cười –. Còn giọng nói, bà ấy sống với tôi đã ba mươi bảy năm rồi, nên nói giọng Nam bộ đặc sệt. Và anh biết đó, những năm gần đây, phụ nữ họ chịu khó đến thẩm mĩ viện, chịu khó trang điểm hơn xưa nhiều lắm… – Vẫn giữ nụ cười trên môi, ông Phẳng nói –.

Ông Xuân thắc mắc:

– Nhưng vì sao chị nhà lại bảo với tôi là chưa từng sống tại Tam Kỳ ngày nào, nữa là học hành ở đó… Tôi biết chắc Nhị-tóc-nâu là người Hà Lam, Quảng Tín cũ mà, và gia đình vào sống tại Tam Kỳ từ lúc Nhị-tóc-nâu còn học tiểu học.

Ông Phẳng bỗng im lặng, trong một lúc khá lâu. Ông không nói gì, nhưng nét nặt ông dần dần trở nên trầm tư hẳn.

– Điều hệ trọng đối với Nhị-tóc-nâu lại xảy ra sau khi bỏ dở việc học do Trường Đại học Quảng Đà ở Đà Nẵng bị giải thể, sau 30-4.

Không nói tiếp nữa, ông Phẳng lục túi xách tay, lấy ra chiếc điện thoại di động, bấm mở màn hình. Ông đưa điện thoại cho ông Xuân, và nói:

– Đây là năm trang nhật kí của bà xã tôi. Anh cứ đọc đi, sẽ rõ, anh à.

Ông Xuân cảm thấy xúc động, và cũng không biết định rõ tính chất của xúc động đó là gì. Ông dán mắt vào màn hình điện thoại trên tay, sau khi cởi kính cận ra, cầm ở tay kia.

Khoảng hơn mười lăm phút im lặng trôi qua, ông Xuân đã đọc xong năm trang viết tay với nét chữ không khác nét chữ học trò ngày xưa của Nhị-tóc-nâu, nét chữ trên “mẩu giấy cánh bướm”.

Chừng như để tôn trọng ông Phẳng, tôn trọng Nhị-tóc-nâu, ông Xuân cũng lại tiếp tục im lặng. Ông chờ nghe ông Phẳng nói, chứ không thể bày tỏ cảm nghĩ của chính mình.

– Đây chỉ là chuyện riêng tư thôi. Tôi quý anh, nên nói rõ để anh biết, và đưa anh đọc năm trang nhật kí ấy. Đó là lí do vì sao bà ấy lại giấu kín quê hương, bản quán Quảng Tín cũ, không nhận anh là bạn học cũ ở Tam Kỳ. – Ông Phẳng lại khẩn khoản nói –. Xin anh đừng kể lại cho ai biết nữa. Chỉ có anh và tôi, dĩ nhiên là cả vợ tôi nữa, biết đến năm trang nhật kí này. Ba đứa con tôi, trong đó có đứa con đầu là con riêng của bà ấy, chúng cũng chẳng biết. Anh cố gắng giữ bí mật giúp tôi.

– Tôi không bao giờ tiết lộ cho ai khác đâu anh. Xin anh và chị nhà cứ yên tâm.

– Thật ra, đó là một chuyện tình buồn thời không khí xã hội quá thảng thốt, cơm áo khó khăn, bản thân Nhị-tóc-nâu lại suýt cuồng dại vì bị lỡ dở việc học… Vả lại, Tam Kỳ thì bé nhỏ, nên chuyện trai gái yêu đương, có bầu, nhưng hai gia đình hai bên, một bên là cán bộ tập kết, một bên là công chức chính quyền Miền Nam, không đồng thuận, gay gắt đến mức chàng trai phải đâm đơn xin qua Campuchia chiến đấu, rồi tử thương ở đó, cả Tam Kỳ đều biết. Vợ tôi xấu hổ, khổ tâm vô cùng. Vì vậy, nên vợ tôi mới vào Cần Thơ… Thế thì đâu có gì trầm trọng lắm, phải không anh Xuân? Vậy mà… – Ông Phẳng nói thật khẽ, và im lặng, không nói tiếp nữa –.

Ông Phẳng vào quầy thu ngân tính tiền thức uống.

Hai người đàn ông chia tay nhau, không quên hẹn ngày gặp lại. Nhưng trong thâm tâm, ông Xuân tự nhủ, ông chỉ có thể đến thăm vợ chồng ông Phẳng, một khi chính bà Phẳng – Nhị-tóc-nâu ngày xưa – đích thân mời ông. Ông tôn trọng nỗi đau giấu kín của người bạn học cũ.

Trên đường về nhà, ông Xuân bất chợt nhớ đến Tre, Trưng, Sông Xanh, Ánh Sương cùng hai người bạn của họ, hai cô gái mà ông chưa bao giờ gặp, chỉ nghe nói đến, là cô giáo, nghệ sĩ diễn ngâm Sông Hiếu và Lá Xuân.

T.X.A.
13: 20, 08-01 – 16:50, 09-01 HB16 (2016)
.
XEM THÊM HAI TRUYỆN NGẮN CÙNG ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT:
1) SONG SINH KẺ DIÊN
2) ĐẦU ĐẠN LƯU CỮU
.
CŨNG CÓ THỂ ĐỌC TẠI WWW.TRANXUANAN-WRITER.NET
.

Đã đăng trên FACEBOOK:
.
https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/co-the-trong-nam-nao-sap-den-truyen-ngan-tran-xuan-an/1655510681389543
.
ĐỂ TRÁNH NHỮNG NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC, XIN LƯU Ý, CÁC NHÂN VẬT CHỈ LÀ SẢN PHẨM CỦA TƯỞNG TƯỢNG, ĐƯỢC TÁC GIẢ HƯ CẤU ĐỂ PHẢN ÁNH CHÂN THẬT HIỆN THỰC, CHUYỂN TẢI NHỮNG NỘI DUNG CẦN THIẾT
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

SONG SINH KẺ DIÊN – truyện ngắn Trần Xuân An

Posted by Trần Xuân An trên 04.01.2016

hidden hit counter

 
.
.

Link: Xem truyện viết tiếp – truyện thứ 2: ĐẦU ĐẠN LƯU CỮU

SONG SINH KẺ DIÊN
Trần Xuân An

— truyện ngắn —

“bài ca sức sống Kẻ Diên
hát trong tuyệt vọng, sáng thêm cách nhìn
oán thù? Vẫn sẵn ngọt lành
bát nước đổ xuống, bưng lên, lại đầy
nhân tình, cười ấm lòng say
rất nhân hậu, nhẹ nhàng thay nụ cười”.

(T.X.A. – Cảm nhận bên dòng sông, 1985)

1

Ngôi nhà xây gạch, lợp ngói thuộc loại giản dị nhất vẫn vậy, chỉ thấy cũ kĩ đi theo năm tháng. Nhưng mảnh vườn phía trái đã khác, từ khi anh em Tre và Trưng quyết định xin ba mạ cho dựng hai cái quán liền nhau, trổ cửa ngõ ra đường làng, lưng quán kề sát với mảnh sân trước ngôi nhà. Hai cửa ngõ của hai quán cũng giản đơn thôi, chỉ bứng đi mươi gốc chè tàu lá nhỏ vốn làm bờ rào cho mỗi bên, và biến thành hai chiếc cổng tre. Trên mỗi cổng, có tấm biển làm bằng ván gỗ, ghi “Cà phê Tre”“Cháo bột Trưng”. Hai cái quán lợp tôn, đóng trần và thưng bốn phía bằng phên tre cật, cũng song sinh như anh em họ.

Sáng nay, Tre không trông có nhiều khách vào nhâm nhi cà phê như mọi buổi sáng khác. Anh đang nhấp nhổm ngồi phía sau quầy, muốn gọi ra Đông Hà hỏi thử việc thu âm hai bài ca dao của làng Kẻ Diên, quê anh, với giọng ngâm của một giáo viên trung học đồng thời là nghệ sĩ trẻ được khá nhiều người ưa chuộng, đã xong chưa.

Tre bấm số trên bàn phím điện thoại di động của mình.

– Xin chào… Tôi là Tre ở Kẻ Diên đây. Cho tôi hỏi về cái đĩa CD tôi nhờ cô diễn ngâm, thu âm giúp, không biết đã xong chưa? – Tre cười thân thiện trong khi hỏi –.

– Xong rồi đó anh Tre. Cũng may là phòng thu âm tốt nhất tại Đông Hà mới vừa nâng cấp thêm, nên chất lượng âm thanh cũng khá lắm. Anh ra lấy đi nghe! – Giọng của nữ nghệ sĩ trẻ –.

– Vâng, vâng. Khoảng 12 giờ, tôi có mặt ở Đông Hà. Chắc giờ đó sẽ được gặp cô.

Tre kết thúc cuộc điện thoại với nụ cười hài lòng.

Một người bạn cũng là khách của quán, ngồi ở bộ bàn ghế gần với quầy nhất, hỏi Tre:

– Thu âm nhạc à? Có nhạc mới gì hay không?

Tre bước ra ngồi với bạn:

– Không phải nhạc. Mình nhờ nghệ sĩ Sông Hiếu ngâm thơ và thu âm giúp hai bài ca dao nổi tiếng của làng Kẻ Diên mình đó mà!

– À! Cũng hay đó! – Người bạn lại cười hóm hỉnh –. Tre thích thu âm hai bài đó thật, hay chỉ là cái cớ để làm quen với nghệ sĩ Sông Hiếu?

Tre cười:

– Không dám mô! Người ta là giáo viên trung học phổ thông, nghệ sĩ nổi tiếng, mặc dù còn quá trẻ!

– Trẻ thì cũng cỡ tuổi bọn mình, hay nhỏ hơn vài tuổi chứ mấy! Về trình độ, bằng cấp, Tre cũng cử nhân đó chứ thua kém gì!

– Thua kém chứ, thua vì cái thất nghiệp của mình.

Ngồi với nhau thêm một lúc, người bạn trả tiền cà phê và bước ra cửa, quay mặt lại với nụ cười:

– Chúc may mắn!

– Không có chi đâu! – Tre cũng cười xoà –.

Trong quán, chỉ còn dăm người khách trẻ, cũng là dân trong làng cả. Tiếng nhạc êm dịu vẫn lan toả khắp không gian của quán.

.
2
.

Khi Tre chuẩn bị đóng cửa quán, khép lại cánh cổng tre để ra Đông Hà, anh nhận được cuộc gọi từ Sông Hiếu. Nghệ sĩ trẻ này bảo chiều nay cô không có tiết dạy, nên anh cứ thư thả, khoảng 2 giờ chiều ra đến Đông Hà là được rồi.

Gần đúng 14 giờ, Tre dựng chiếc xe gắn máy trước cổng nhà Sông Hiếu. Thấy không có nút chuông, Tre bấm số điện thoại.

Sông Hiếu ra mở cổng, mời Tre vào nhà với nụ cười tươi tắn.

Trong phòng khách đã có sẵn đầu máy đĩa và những chiếc loa.

– Anh có cần nghe thử không? – Tự tin trong vẻ tự nhiên, Sông Hiếu hỏi –.

– Nếu không có chi phiền hà, nghe thử được, cũng… đỡ sốt ruột. – Tre cười nhẹ –.

Chiếc đĩa được lấy ra khỏi hộp, đặt vào máy. Tiếng ngâm thơ xen lẫn đọc diễn cảm vang lên trên nền tiếng sáo trúc, tiếng đàn tranh phụ hoạ. Tre xúc động đến ngẩn ngơ.

.
Bài 1
.

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn
tháng khốn, tháng nạn
đi vay, đi tạm
được mấy quan tiền
ra chợ Kẻ Diên
mua một con gà mái
về nuôi
hắn đẻ ra mười cái trứng

cái thứ nhất: ung
cái thứ hai: ung
cái thứ ba: ung
cái thứ tư: ung
cái thứ năm: ung
cái thứ sáu: ung
cái thứ bảy: ung
còn ba cái nở ra ba con
con – diều tha!
con – quạ bắt!
con – mắt cắt lôi!

đừng than phận khó, ai ơi
còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây.

Bài 2

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn
tháng khốn, tháng nạn
đi vay, đi tạm
được mấy quan tiền
ra chợ Kẻ Diên
mua một vác tre
về che cái quán
ai thù, ai oán
phá quán tôi đi
tôi thương cái cột, tôi nhớ cái kèo
tôi thương cái đòn tay, tôi nhớ cái cửa
bạn nghèo gặp nhau!

Tre cảm thấy chỉ nên nói ngắn gọn về cảm xúc của mình. Anh muốn ánh mắt mình nói lên hết lời cảm phục. Có lẽ vậy, nên Tre chỉ buông ra một lời:

– Không biết cảm ơn nghệ sĩ Sông Hiếu thế nào cho đủ đây!

Và Tre mở xách tay mang theo, lấy ra một phong bì đựng số tiền thù lao nghệ thuật, đặt trên bàn, cạnh tách trà trước mặt Sông Hiếu. Sông Hiếu cũng đã lấy đĩa CD ra khỏi máy, đặt vào hộp, đặt trước tách trà của Tre.

– Anh Tre là người làng Kẻ Diên?

– Đúng rồi, cô Sông Hiếu. – Tre cười thân thiện –.

– Chiều nay, mạ tôi và tôi không có tiết dạy, còn ba tôi vẫn đang ở trường, đứng lớp. Tôi là giáo viên, nhưng cũng nghệ sĩ lắm. Nếu anh không ngại, và không mất thì giờ, tôi xin được hỏi anh đôi điều về hai bài ca dao của làng anh. Như rứa có bất tiện không anh?

Tre hơi bối rối:

– Tôi thích là bởi chúng xuất phát từ làng Kẻ Diên tôi. Một trong hai bài đã được đưa vào sách giáo khoa trung học phổ thông. Nhưng đây là ca dao cổ…

– Tôi chỉ thắc mắc một chi tiết nhỏ thôi. – Sông Hiếu cố gắng cười nhưng thật ra, cô đang tự hiểu mình quá bộc trực –. Tôi thắc mắc thật đó. Có người bảo câu “Ra chợ Kẻ Diên …” chứng tỏ hai bài ca dao này xuất phát từ mấy làng ở phía nam của làng Kẻ Diên, chứ không phải do người dân làng Kẻ Diên sáng tác, truyền khẩu.

Nhìn vào gương mặt Tre, Sông Hiếu cảm thấy mừng, vì Tre không phân vân, lúng túng, mà rõ ràng ngay trước mặt cô, Tre đang sáng lên những tia lấp lánh trong đôi mắt, tỏ vẻ sẵn sàng bàn cãi cho vui.

– Tôi không giỏi về phân tích văn chương. Nhưng đây là hai bài ca dao tôi rất yêu thích, vì nhiều lẽ, trong đó có một lẽ là chúng có chứa đựng địa danh Kẻ Diên làng tôi – Tre nói –.

– Anh nói tiếp đi!

– Và thế này, tôi có quen một người cũng quan tâm, yêu thích hai bài ca dao đó. Chú ấy có giải đáp thêm cho tôi, qua điện thoại, rằng chúng có thể xuất phát từ Giáp Phước, tức là Phe Tư hoặc ở Xóm Đông, tức cuối Phe Nhất của làng Kẻ Diên. Thật ra ở giáp nào hay còn gọi phe nào của làng Kẻ Diên, người ta cũng nói là “ra chợ”, vì chợ ở trước đình làng, mà phía hậu của chợ liền kề với con kênh đào, kênh đào lại kế tiếp với đồng ruộng rồi. Nói gọn là các xóm dân cư của làng ở phía trong, còn chợ ở phía ngoài, giáp đồng ruộng, nên nói “ra chợ” là đúng. Thêm vào đó, việc đưa tên làng mình vào ca dao cũng xuất phát từ tâm lí tự hào, chút tự hào cần khẳng định với mục đích để rồi tiếp ngay sau đó, thể hiện tâm trạng tự buồn của người dân trong làng. Và có thể có ai đó vội nghĩ, chợ chi mà bán gà, bán tre xui xẻo đến tận mạng! Với hoàn cảnh quá đen tối, bế tắc trong bài ca dao, việc xác định rõ địa danh làng mình là phù hợp nhất, chứ chẳng lẽ lại công khai khắc hoạ sự đen tối, bế tắc gắn liền với chợ thuộc địa phương khác! Công khai bày tỏ buồn phiền gắn liền với chợ địa phương khác? Thiếu tế nhị quá! Rồi kế tiếp, trong bài ca dao này, là phẩm chất tốt đẹp ẩn kín, trong sự tự động viên mình, khích lệ người khác, trong tình nghĩa với người cùng cảnh ngộ, chỉ thể hiện thêm ở một, hai câu kết mà thôi! – Tre nói thêm –. Nếu giả thiết, làng Trường Sanh, làng Kẻ Văn, Kẻ Đâu, Kẻ Vịnh, Kẻ Lạng… chi đó ở phía nam làng Kẻ Diên là nơi xuất phát bài này, hoá ra các làng ấy nói xấu chợ huyện trên đất làng Kẻ Diên à? Trong ứng xử văn hoá, tội nói xấu làng khác, cụ thể là chợ trên đất làng khác, mang tên làng khác, không ai dám phạm phải một cách công khai!

Sông Hiếu chờ Tre nói thêm. Tre cũng cảm thấy cần nói cho trọn lẽ:

– Xét mặt khác, ở các làng hơi xa chợ Kẻ Diên, như Trường Sanh, Bến Đá, Kẻ Văn, mua chỉ một con gà mái, chỉ một vác tre đủ để làm quán, người ta cần gì phải đi xa vậy! Ngay trong mỗi làng, hầu hết nhà nào cũng có tre, có gà, người đó có thể đề nghị láng giềng để lại, bán cho, chứ cần chi phải ra đến tận chợ Kẻ Diên! Hai món này với số lượng chừng ấy thôi, thì chỉ có người ở ngay tại làng Kẻ Diên mới ra chợ, vì chợ quá gần, quá tiện.

Hai người im lặng suy nghĩ thêm, mặc dù Sông Hiếu đã cảm thấy cách giải thích theo cấu trúc bài ca dao như vậy là sâu sắc đến không ngờ, và về mặt kiểm chứng thực tế, là thoả đáng nhất.

– Ca dao vốn có nhiều dị bản! Nhưng dù cách nào người dân của Kẻ Diên cũng phải đưa địa danh làng mình, là Kẻ Diên, vào đó mới thật thích hợp với tâm thế của người trong làng. Mà tâm lí, cách ứng xử văn hoá của con người nói chung là rứa cả. Vả lại, nhờ có thêm địa danh, nên có màu sắc địa phương hơn, và đến nay hậu thế mới biết nó là sản phẩm của Kẻ Diên. – Tre nói –. Tôi muốn nói thêm một ý quan trọng: Ở ngôn từ đối thoại thông thường trong cuộc sống hằng ngày, với khung cảnh mà không gian, thời gian mặc nhiên đã xác định, thì chỉ nói tắt là “Ra chợ” cũng đủ nghĩa rồi. Nhưng ngôn từ trong văn bản, dù văn bản ca dao truyền khẩu, việc xác định rõ “Ra chợ Kẻ Diên” cũng rất cần thiết và bình thường.

Quả thật bài thơ có thể hiện nỗi niềm tự buồn, chứ không phải tự trào, cho dù cười ra nước mắt. Nhắc đến tự trào, tự biếm, tự trách, Sông Hiếu nhớ đến Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… Các thi sĩ ấy đều nhắc tên bản thân mình, quê quán mình trong thơ để tự chê trách, tự châm biếm. Tuy vậy, họ cũng có khi nêu đích danh đối tượng khách thể đáng châm biếm trong thơ của mình! Trường hợp cười mình thì tế nhị, trường hợp cười người thì mang tiếng cay độc, cho dù cay độc một cách nhẹ nhàng. Nhưng đây đúng là tự buồn, nên tự nêu lên địa danh làng mình là tế nhị nhất. Bài ca dao chẳng ám chỉ chợ nào khác. Và, Sông Hiếu thấy, nhận xét về ngôn từ chuyện trò, trao đổi trong đời sống hằng ngày, về ngôn từ văn bản, dù văn bản truyền khẩu, như Tre nói là hoàn toàn hợp lí.

Một khoảng lặng đăm chiêu, ngẫm nghĩ xuất hiện giữa câu chuyện của hai người.

Ý tưởng chìm lắng đâu đó lại chợt hiện ra trong đầu, Sông Hiếu nói:

– Nhưng thật ra, hai bài ca dao Kẻ Diên có hai chủ đề chính. Đó là đề cao ý chí vượt qua khó khăn, hoàn cảnh sống ngỡ chừng như tuyệt vọng, ở bài thứ nhất, còn ở bài thứ hai, đó là lòng nhân hậu, không nuôi thù oán, và yêu thương người nghèo khổ cùng cảnh ngộ. Hai điều ấy mới thật là thông điệp mà tác giả là nhân dân làng Kẻ Diên tự nhắc nhở mình và gửi đến người nghe, với niềm tự hào thầm kín về nghị lực, về tình cảm, về tấm lòng không lấy oán báo oán. Thật ra không phải chợ xui xẻo (người ta chỉ cảm nhận vậy thôi), mà chính là thời vận chung, hoàn cảnh khốn đốn chung, đặc biệt đối với những phận người nghèo khổ, trong hoàn cảnh đó, càng khốn cùng hơn. Nói cho cùng, thấy gà khoẻ, tre tốt mới mua chứ. Người mua có quyền chọn lựa mà! Làm sao biết con gà nào, vác tre nào mang tới xui xẻo! Cho nên, không có chuyện chợ bán gà đang sống, bán tre còn tươi, mà gây xui xẻo! Người dân Kẻ Diên, qua hai bài ca dao đó, nói về chợ trên đất làng mình, mang địa danh làng mình, và nói về phẩm chất của chính người dân Kẻ Diên. Không phải chợ Kẻ Diên “bán” xui xẻo cho người mua! – Sông Hiếu ngừng lại, rồi tỏ ý muốn nói tiếp. Cô nhấn mạnh –. Tóm lại, đó chỉ là một tứ thơ, có cách cấu tứ là khắc hoạ hình tượng nhân vật chủ thể trong thơ bị lâm vào cảnh huống tận cùng tuyệt vọng, để cuối cùng, làm bật sáng lên phẩm chất cao quý của nhân vật.

– Đúng! Cảm ơn… Ai cũng đều mơ hồ cảm nhận ra chủ đề, tứ thơ chính là vậy. Cảm ơn cô Sông Hiếu đã nói rõ ràng, khúc chiết, và thật trọn vẹn như rứa. – Tre thật lòng cảm kích –. Nhưng… Mặc dù ánh sáng bật lên ở câu kết, nhưng cảm giác về sự đen tối, bế tắc mà bài ca dao diễn tả là có thật đó.

Sông Hiếu như vỡ lẽ trước lời chú giải từ Tre và chính ngay từ lời khẳng định lại của chính mình, cô có cảm giác phấn chấn hẳn.

Bỗng dưng, Sông Hiếu đưa tay ra, thu lại hộp đĩa CD vào lòng mình:

– Tôi sẽ ngâm lại, thu âm lại hai bài ca dao ni. Phải ngâm lại cho thật đúng với tinh thần của chúng, anh à!

Tre ngạc nhiên, mặc dù cũng hiểu thiện chí của Sông Hiếu:

– Thôi, được rồi, cô Sông Hiếu! Phiền hà cho cô quá!

– Không sao đâu! Tôi sẽ cố gắng ngâm tốt hơn… – Sông Hiếu lại ngẫm nghĩ –. Thôi thì thế này, anh cứ mang vào nghe. Vài hôm nữa, tôi sẽ gọi điện thoại, anh cảm phiền đem đĩa này ra, đổi lại. Tôi sẽ huỷ đĩa này.
Sông Hiếu lại khẽ đặt chiếc hộp đĩa ở chỗ cũ, trước mặt Tre.

Chừng như Sông Hiếu đã tìm ra cách ngâm hay hơn, đúng hơn, nên cô càng phấn chấn.

– Tôi cũng muốn cảm ơn anh về những thông tin vừa rồi. Chiều nay tôi rảnh rỗi, anh cũng chẳng mấy khi ra Đông Hà, tôi muốn mời anh đi cà phê, thăm vài đường phố Đông Hà cho vui.

Tre hơi sửng người khi thấy Sông Hiếu rất cởi mở, hiếu khách một cách tự nhiên. Cô gái này đúng là có phẩm chất nghệ sĩ từ trong máu thịt.

– Tôi rất vui. Được cô mời đi quán cà phê, ngắm phố sá, tôi vui lắm.

Sông Hiếu đã mặc sẵn áo quần ra phố để đón tiếp Tre, nên cô đứng dậy, nói ngay:

– Vậy thì mình đi. Đi xe anh nghe! Anh đợi tôi một chút, tôi vào nhờ mạ tôi đóng cổng đã nghe!

Đợi một chốc, Tre thấy Sông Hiếu bước ra với mẹ. Sau cái cúi đầu và lời chào hướng về phía mẹ của Sông Hiếu, Tre xin phép ra phố cùng cô.

Khi ngồi sau lưng anh, trên chiếc xe máy đang phóng đi với tốc độ chậm, vừa phải, Sông Hiếu nói:

– Về chi tiết nêu đích danh tên làng để thể hiện chút tự buồn xen lẫn tự hào, tôi thấy thú vị lắm. Nhưng cái gì cũng tuỳ trường hợp, phải không anh? Không phải nhất nhất đều rứa cả!

Tre chợt nhớ:

– Tôi quên một chi tiết, đó là từ “ung”. Hiện nay, ở làng không mấy ai còn dùng từ đó khi nói về trứng. Họ dùng từ “ung” cho trường hợp khác. Cũng khá lâu rồi, họ nói “trứng hư”, “trứng thúi”, chứ không nói “trứng ung” nữa. Có lẽ “trứng ung” thuộc lớp từ do lớp người di dân vào sớm nhất, chứ lớp di dân kế tiếp, từ Thanh Hoá, nhất là từ Nghệ – Tĩnh vào (như “Ô châu cận lục”“Phủ biên tạp lục” đã ghi nhận), người ta nói “trứng hư”, “trứng thúi” mà thôi. Nhưng cũng có thể, chắc chắn hơn, đó là ngôn từ văn chương, nên dùng từ một cách linh hoạt để phong phú hơn, khác với ngôn từ thường dùng trong đời thật chút ít.

– Tuyệt! Đúng là thêm một thông tin thú vị! – Sông Hiếu như reo lên –. Cảm ơn anh nhiều. – Sông Hiếu cười thành tiếng, một cách sảng khoái –.

Cô lại nói:

– Anh rẽ sang phía tay phải, khi đến ngã tư thứ hai, trước mặt nghe!

– Tôi hoàn toàn nghe theo sự điều khiển của cô! – Tre cười, nói theo giọng vui đùa –.

Vẫn theo sự hướng dẫn của Sông Hiếu, Tre cho xe máy dừng lại trước cổng một tiệm cà phê khá sang trọng. Một cô gái có lẽ lớn tuổi hơn Sông Hiếu mỉm cười nhìn ra, và đưa tay đón chào. Tre đoán, có thể đó là tiệm cà phê thân thuộc của nghệ sĩ trẻ này, mà cô gái kia là chủ, hoặc giả, lúc vào nhà sau thưa với mẹ, cô đã luôn thể dùng điện thoại gọi bạn của mình đến đây.

.
3
.

Tối hôm đó, trong khi anh Trưng của Tre cùng mẹ và hai người phụ giúp khác đang vừa lo xắt bột thành từng con nhỏ, từ những ống tre tròn đã được lăn bột ướt, thả ngay xuống soong nước đang sôi với những miếng cá trắng ngần, đầy đủ gia vị nêm nếm, vừa lo múc cháo, bưng ra cho khách, Tre ở bên này, tại quán cà phê, cũng đang lo những công việc của mình. Đúng là công việc của Tre nhàn nhã hơn, nhưng phải trải dài từ sáng sớm đến gần 10 giờ đêm. Công việc của anh Trưng chỉ tập trung vào buổi chiều, đặc biệt vất vả trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ, từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối.

Sau buổi chiều gặp cô giáo trung học phổ thông cũng là nghệ sĩ ngâm thơ trẻ Sông Hiếu, Tre cảm thấy mình bổi hổi bồi hồi khó hiểu.

Anh đã nghe đi nghe lại đến ba lần hai bài ca dao Kẻ Diên, đã được ngâm nga, đọc diễn cảm bởi một chất giọng tràn đầy cảm xúc, lúc ngân vang, lúc sâu lắng, trên nền sáo trúc, đàn tranh. Những người khách phần lớn là dân làng đều cảm thấy quá tuyệt vời, trước hết là bởi đó chính là ca dao từ xa xưa tổ tiên họ để lại, truyền qua nhiều đời, và vì chất giọng quý báu của Sông Hiếu.

Trong những quãng thời gian ngồi sau quầy thu ngân, sau mỗi lần pha cà phê, bưng ra cho khách, rồi chờ dọn li tách vào, Tre nhận thấy những lời chuyện trò với Sông Hiếu và bạn của cô, Lá Xuân, cứ vọng về trong anh rõ từng từ, từng ngữ điệu.

– Không phải ngẫu nhiên anh tên là Tre, phải không anh? – Sông Hiếu tỏ ra thân tình hỏi –.

– Đặt tên cho con, có người cũng ngẫu nhiên thật, nhưng phần lớn cha mẹ nào cũng ít nhiều có ngẫm nghĩ. – Tre trả lời chung chung, như muốn né tránh –. Nhưng… – Tre ngập ngừng rồi nói tiếp –. Tôi nghe ba tôi kể, sở dĩ tôi tên Tre và người anh song sinh của tôi tên Trưng là cũng vì hai bài ca dao Kẻ Diên này. Trưng là trứng đó, như nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hai Bà Trưng, chính là Trứng Chắc, Trứng Nhì, viết và đọc theo mặt chữ và âm Hán ngữ. Với anh Trưng, trưng là trứng gà Kẻ Diên… Nguyễn Hoàng Trưng, tên ấy gợi nhớ đến quả trứng thứ mười một, đó là quả trứng vàng may mắn, quả trứng vàng hi vọng, nghị lực vượt qua gian khổ cùng cực. Còn tôi là Tre, Nguyễn Miền Tre, cũng khởi xuất từ bài ca dao “Một vác tre” Kẻ Diên.

Hai cô gái cười khúc khích, thú vị.

– Không ngờ hai bài ca dao đó gắn bó sâu xa, máu thịt đến như vậy đối với anh em anh Tre và ba mạ anh… – Lá Xuân nói –.

– Như rứa có thể định nghĩa trong văn cảnh này, Trưng là nghị lực, hi vọng, Tre là nhân hậu, không oán hận, phải vậy không anh? – Sông Hiếu cười với nét vui rất chân thành –.

Tre cũng chỉ biết cười, tỏ vẻ cảm ơn.

Đêm hôm đó, sau khi dọn dẹp quán xong, Tre kê chiếc chõng tre, ngủ ngay trong quán của mình như thường lệ.

Điều đọng lại trong giấc ngủ anh, khá mơ hồ, nhưng nếu diễn đạt lại cho rõ ràng, thì chính hai anh em song sinh Trưng và Tre là sự hiện thực hoá hình tượng của hai bài ca dao Kẻ Diên. Có thể liên tưởng đến chùm hoa lài ngát thơm trên chậu đặt ở thềm nhà, bỗng nửa đêm thoắt biến hoá thành những tiên nữ vận xiêm y trắng ngời phảng phất hương. Có điều, hoa lài thành tiên nữ trong giấc mộng, còn hai bài ca dao song sinh Kẻ Diên lại trở thành tên của hai anh em song sinh có thật. Trưng và Tre là hiện thực hoá, chứ không phải mộng ảo hoá.

Trời đã hửng sáng. Tre bước ra, sau khi mở cửa phía sau quán, thấy anh Trưng đã đứng đó, kề ảng nước, bên thau vỏ trứng gà, đang định làm gì đó, có lẽ sắp vút gạo, ngâm gạo để xay thành bột bánh canh, trong buổi sáng nay, chuẩn bị cho buổi chiều tối, như thường lệ. Trưng ngoảnh mặt lại, nhìn Tre đang ngái ngủ, cười:

– Mau mau mà ăn sáng, rồi mở máy lại cho anh nghe cái đĩa diễn ngâm “Mười cái trứng”“Một vác tre” đi!

–. Trưng đùa, chỉ tay vào thau vỏ trứng –. Mười cái trứng thì ăn thua chi! Đây nì, gần cả tám chục cái trứng gà, số trứng gà tươi tối hôm qua khách ăn cháo yêu cầu thêm đó! Có lẽ đó là hiệu quả của cái đĩa diễn ngâm… Tre biết đó, anh đang gầy một đàn gà đẻ. Và biết đâu, sẽ tiến lên trang trại luôn! “Mười cái trứng” sẽ thành vạn cái trứng, vạn con gà!

– Còn em? – Tre cười trong khi nói –. Một chuỗi tiệm cà phê vách xây, mái đúc, nhưng đều được trang trí bằng chất liệu tre, hình tượng tre, và mãi giữ thương hiệu “Tre”!

Hai anh em song sinh cùng cười vang.

.
4
.

Năm ngày sau, Tre thất vọng vì Sông Hiếu không vào Kẻ Diên như cô đã hứa, qua cuộc điện thoại gần đây nhất. Cô chỉ nhân tiện nhờ một người quen từ Đông Hà về lại Cu Hoan thăm nhà, mang vào cho Tre hai chiếc đĩa CD y như nhau, cô mới thu âm lại lần thứ hai, kèm với một phong thư để ngỏ.

Anh Tre quý mến,

Khi anh nhận được chiếc đĩa mới này, có nghĩa là hợp đồng giữa anh và tôi về việc diễn ngâm, thu âm hai bài ca dao song sinh về chợ Kẻ Diên đã hoàn tất. Vâng, hoàn tất tốt đẹp rồi đó anh.

Cảm ơn anh nhiều về những thông tin xác định xuất xứ của hai bài ca dao như cặp bài trùng đó, nhất là về kết cấu theo biến chuyển tâm trạng được thể hiện ở bài ca dao “Mười cái trứng”, mà một nhà thơ thân quen của anh, của Kẻ Diên quê anh đã gọi là “Bài ca sức sống Kẻ Diên” trong “Nắng và mưa”, một tập thơ ông ấy đã xuất bản từ năm 1991, cách đây đã 24 năm!

Anh Tre thân mến,

Về xuất xứ, tức là “quê gốc”, “quê sinh” của hai bài ca dao đó, anh đừng bận tâm quá lắm. Nền văn học viết hiện đại, có tên tác giả hẳn hoi, rõ ràng, nhất là ở sách in giấy và sách điện tử đã xuất bản, đã công bố, thì 100% là chính xác rồi (trừ những kẻ đạo văn!). Còn ca dao, nhất là ca dao xưa, là văn học dân gian, truyền khẩu, dĩ nhiên tác giả của chúng là nhân dân, chứ đâu phải của một ai. Việc nó có “quê gốc”, “quê sinh” ở làng nào cũng không quan trọng đâu. Mặc dù lập luận anh Tre đưa ra 99% là hợp lí, nhưng xác định cho được tuyệt đối 100% cũng khó. Các làng phía nam Kẻ Diên (nam Diên Sanh) hay chính Kẻ Diên là tác giả tập thể thì cũng đều là nhân dân Quảng Trị cả thôi. Điều đáng tự hào là trong hai bài ca dao rất giá trị ấy có địa danh KẺ DIÊN, quê hương bản quán của anh Tre và anh Trưng. Đó là niềm tự hào vĩnh cửu, vì văn bản đã cố định trong nhiều sách rồi, kể cả sách giáo khoa, cho dù phải hiệu đính lại vài từ vốn bị hiệu đính sai, như “tạm” đúng hơn “dạm”, “lôi” đúng hơn “xơi”

Anh Tre quý mến,

Cuối thư, xin đùa một chút cho vui: Giọng ngâm thơ của nghệ sĩ diễn ngâm Sông Hiếu này, có giới thiệu trong CD, là đã xác định “quyền liên quan” của Sông Hiếu đó nghe! “Quyền liên quan” là một thuật ngữ trong quy ước bản quyền đó, chứ chẳng đùa đâu! (Cũng xin vô duyên cười hic hic hic để chấm dứt thư này).

Chào tạm biệt anh hí!

Mong anh Tre và Sông Hiếu có dịp gặp lại nhau trong một ngày rất gần.

Trân trọng,

– Sông Hiếu –

Tre mân mê, ngắm hai chiếc đĩa CD song sinh.

Ca dao song sinh. Anh em song sinh. Quán cũng song sinh… Liệu có gì song sinh nữa không? Biết đâu, sẽ có hai cô gái đến với anh em Trưng và Tre, để hai mối tình yêu đương bừng nở, song sinh cùng lúc?

T.X.A.
09:31, 12-12 –
05:20, 13-12 HB15 (2015)

ĐÃ GỬI ĐĂNG Ở TẠP CHÍ CỬA VIỆT (giữa tháng 12-2015).
.

Đã đăng trên FACEBOOK:
.
https://www.facebook.com/notes/trần-xuân-an/song-sinh-ke-dien-truyen-ngan-tran-xuan-an/1653900198217258
.
ĐỂ TRÁNH NHỮNG NGỘ NHẬN ĐÁNG TIẾC, XIN LƯU Ý, CÁC NHÂN VẬT CHỈ LÀ SẢN PHẨM CỦA TƯỞNG TƯỢNG, ĐƯỢC TÁC GIẢ HƯ CẤU ĐỂ PHẢN ÁNH CHÂN THẬT HIỆN THỰC, CHUYỂN TẢI NHỮNG NỘI DUNG CẦN THIẾT
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | 1 Comment »