.
Trong bối cảnh Miền Nam thuở đất nước còn bị chia cắt, chúng ta (trong đó có tôi) đã được sinh ra, lớn lên…
.
.
“ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
Trần Xuân An
do tam vô, Chiến tranh Lạnh, nội chiến *
Điện Biên Phủ cầm quyền nửa nước non
Xanh và Đỏ, hai sóng thần chà nghiến
Sao Lenin mị quốc kì, vô hồn!
Vàng khẩu hiệu, đài phát thanh Vàng toả
không ngớt lời, tố “cộng sản xâm lăng”
Búa liềm Sao Liên Xô tràn Trung Quốc
giương cờ Đỏ, người Việt còn Việt chăng?
lật Thập giá, Cách mạng Ba số Một *
Nam tự vệ, bom chặn Bắc, máu xương
Thập giá lỗi, Búa liềm Sao cũng lỗi
Điện Biên Phủ lịch sử tiến trọn đường
mươi năm cuối Sài Gòn đổ Thập giá
nhưng vẫn còn Thập giá kín, che nhìn
mười chín tuổi, nước “cuốn theo chiều gió” *
Điện Biên Phủ đỏ gió Sao Lenin
Sao Lenin đã thống nhất, toàn thắng
cờ chính thể, không quốc kì như không
công dân Đỏ viết trên Đất nước Đỏ
quốc kì mới, thật quốc hồn, trông mong
Thập giá đổ, hẳn là theo ý Chúa
để tôn giáo là tôn giáo đơn thuần
Búa liềm Sao chỉ là cờ chính thể
quốc kì mới: hồn quốc sử, ý dân
sách giáo khoa Miền Nam chống Pháp, Nhật
bạn hỏi tôi, tôi Đỏ tự bao giờ?
Đỏ từ lúc chưa sinh: Điện Biên Phủ!
nhưng Đỏ đánh thực dân, không phải cờ
công dân Đỏ vì Điện Biên Phủ Đỏ
— Điện Biên Phủ vào thắng tận Sài Gòn
tuổi sinh viên, vận nước đã là thế
công dân Đỏ khi Đỏ cả nước non
người cầm bút không làm nên vận nước
chỉ là người hoà giải hậu chiến thôi
tuân Hiến pháp nhưng hồn nguyên dân tộc
cầu Hiền Lương ở giữa, hoà giải rồi
đã biết rồi, khổ quá, nói nhàm, nhạt
tôn giáo không chính trị, thanh khiết hồn
Chúa quá buồn trăm năm thực dân Pháp
hai sóng thần lừa mị, công Đỏ hơn.
T.X.A.
07:45-10:10, 24-12-2022
……………….
(*) ~ Với tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc, để thấu hiểu, cảm thông, tôi trích từ sách dưới đây, coi như tư liệu tham khảo hoặc vật chứng của thời Chiến tranh Lạnh – nội chiến. Xem tham khảo: Ô & B. Tăng Xuân An, “Việt sử lớp đệ nhất”, Nxb. Tao Đàn, Sài Gòn, 1960: Trích: “Nhờ thắng lợi trên, Chính phủ Việt Minh được Trung Cộng và Liên Sô công nhận (15 và 30-01-1950). Từ đó Hồ Chí Minh hạ mặt nạ Quốc gia, đứng hẳn vào Khối Cộng sản” (sđd., tr.285). “Về phía Việt Nam, sự tai hại về người cũng như về tiền của không thể ước lượng được. Nhưng cái tai hại lớn nhất là chiến tranh đã đưa Việt Cộng lên nắm chính quyền để có dịp gieo rắc thuyết tam vô (vô gia đình [vô gia tộc, đúng hơn — T.X.A. chua thêm], vô tôn giáo, vô tổ quốc), làm đảo lộn cả luân lý cổ truyền của dân tộc Việt” (sđd., tr.290). Ghi nhận này cũng tương tự như Trần Trọng Kim trong “Một cơn gió bụi”, viết 1949, Nxb. Vĩnh Sơn ấn hành 1969 tại Sài Gòn. Lưu ý: Sách của Ô. & B. Tăng Xuân An là sách giáo khoa bậc phổ thông nên mức độ phổ biến là rộng khắp. ~ Cách mạng 1-11-1963 tại Miền Nam (Việt Nam cộng hoà). ~ “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the wind), tiểu thuyết của Margaret Mitchell, xuất bản 1936.
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336384286635499/
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
.
Ảnh trích dẫn sách giáo khoa chế độ cũ VNCH.:
.
SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ BẬC PHỔ THÔNG Ở MIỀN NAM (VIỆT NAM CỘNG HÒA) TRƯỚC 1975
.
PDF: Sách giáo khoa lớp đệ nhất (lớp 12 riêng cho ban C & các ban A, B, C, D) của các nhà biên soạn: Ông và bà Tăng Xuân An (1960), TS. Lê Kim Ngân (1969) về ĐIỆN BIÊN PHỦ. Đây là sách giáo khoa chương trình trung học phổ thông, nên học sinh thời Việt Nam cộng hoà đều phải học. Do đó, mức độ phổ biến là rộng khắp.
Ảnh chụp cờ Sao Lenin trên hầm chỉ huy của thực dân Pháp — chiến thắng Điện Biên Phủ 1954:
.
.