Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for the ‘Ve Hoi ky Nguyen Dang Manh’ Category

Ve “Hoi ky Nguyen Dang Manh”

Posted by Trần Xuân An trên 04.12.2008

hidden hit counter

02-12 HB8:
Về “Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh”

 

 

GS. Nguyễn Đăng Mạnh — Nguồn ảnh: BBCVietnamese

1

Cuối tháng 9 vừa qua, khi từ Đà Lạt về lại TP.HCM., WebTgTXA. nhận được một thông tin qua một người bạn trẻ: “Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh” đã được ai đó công bố trên mạng vi tính toàn cầu. Bận nhiều việc, WebTgTXA. chưa kịp đọc để giới thiệu cùng quý người đọc (bấy giờ cũng thoáng nghĩ là không “có vấn đề” gì). Cách đó chỉ khoảng hơn hai mươi ngày sau (25-10 “08), lại thấy trên tạp chí điện tử BBC Tiếng Việt có bài viết về cuốn sách ấy, cùng lời phát biểu về nó của 3 vị khoa bảng từ Việt Nam: PGS.TS. Trần Ngọc Vương, GS.TS. Trần Đình Sử, GS.TS. Mai Quốc Liên. Qua đó, mới giật mình: vậy là hồi kí của GS. Nguyễn Đăng Mạnh “có vấn đề”, chứ chẳng đùa. Thế rồi, trong những ngày gần đây, trên báo chí in giấy, báo chí điện tử thuộc loại chính thống như Tạp chí Nhà văn số tháng 11 “08 (nhà thơ Đỗ Hoàng), tuần báo Văn nghệ Trẻ, 2 số — số 47 (629), 23-11 “08 và số 48 (630), 30-11 “08 — (nhà thơ Đặng Huy Giang & PV.; Ô. Nguyễn Hữu Thăng), tạp chí điện tử Hội Nhà văn Việt Nam (cập nhật 09-11 “08 — nhà văn Văn Chinh), Tạp chí điện tử Sông Cửu Long (cập nhật 02-11 “08 — nhà văn Vũ Tú Nam), vân vân, còn thấy có những bài phê phán. Như vậy, dẫu thận trọng đến mấy cũng phải tin đó là cuốn hồi kí có thật, cho dù chỉ mới ở dạng PDF (hình như một số điểm mạng [website, weblog] khác đã bẻ khóa, đăng luôn ở dạng doc./word/ html).

 

Và tuy chưa thật tin lắm vào vào từng chữ, từng trang ở loại sách trên mạng vi tính toàn cầu, vì nó có thể bị sửa chữa, thêm bớt, nhưng không thể không tin là cuốn sách ấy có thật. WebTgTXA. biết rằng một khi đã được báo chí chính thống ở Việt Nam xới lên như thế, chắc “vấn đề” phải được giải quyết rốt ráo, nhất là những gì liên quan đến đời tư nhà thơ Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu và nhiều nhà thơ, nhà văn, họa sĩ thuộc loại chức quyền hoặc tên tuổi khác: Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Dương Thu Hương, Lưu Công Nhân, Hữu Thỉnh, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa …

 

Phải chăng đó là một tín hiệu để giới sử học, văn học, lịch sử hội họa đi đến tận cùng sự thật nhằm làm sáng tỏ “vấn đề”? Oan, phải chính thức minh oan. Đúng lỗi, phải được chính thức ghi lỗi; đúng khuyết, nhược điểm (gồm cả khuyết tật bẩm sinh [*]), phải chính thức ghi khuyết, nhược điểm (và tật nguyền bẩm sinh). Tai nạn danh dự, phải chính thức ghi là tai nạn danh dự. Sống làm con người, ai cũng có lỗi hay có khuyết điểm, nhược điểm, tật điểm, ai cũng bị tai nạn danh dự, vấn đề là nặng hay nhẹ mà thôi.  

 

2

Từ nhiều năm qua, WebTgTXA. được biết GS. Nguyễn Đăng Mạnh vốn là một giảng viên đại học khả kính, một nhà nghiên cứu, phê bình văn học vượt trội trong làng văn Việt Nam, đặc biệt là mảng văn chương Miền Bắc. Điều đáng quý ở GS. là ông giảng bài, viết phê bình, nghiên cứu có văn và văn ông mang một vẻ đẹp có chiều sâu trí tuệ, nhưng đáng quý nhất là ông đã rất nhiều lần nhấn mạnh, đề cao, kêu gọi các nhà sáng tác văn chương cần phải chú trọng đến phong cách (style) và tư tưởng (ideology) riêng. Phải nói đó là cả một thái độ dũng cảm trong giai đoạn “bao cấp tư tưởng”, thời mà người cầm bút sợ hãi, bấn loạn đến co rúm lại do bị săm soi về tư tưởng, vì chỉ cần có một nét riêng tư tưởng cho dù chỉ trong giới hạn ý hệ đương thời là cũng đủ bị “ngâm tôm”… Nói như thế, có nghĩa là WebTgTXA. không hề có ý vô phép đánh đồng GS. Nguyễn Đăng Mạnh vào loại “phản động về chính trị”. Và nói như thế, cũng không có nghĩa WebTgTXA. dám nhận định chung về toàn bộ trước tác của GS. Nguyễn Đăng Mạnh, gồm cả cuốn hồi kí của ông mới “bị” ai đó công bố trên mạng vi tính toàn cầu, theo ông, là ngoài ý muốn của ông.

 

Theo ý kiến sơ khởi của WebTgTXA., “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” đã được tung lên trên mạng vi tính toàn cầu như một “quả bóng thăm dò dư luận”, trước khi ông hoàn chỉnh bản thảo. Dẫu sao, đó mới chỉ là bản sơ thảo. Chúng ta hãy đợi nhiều ý kiến phản hồi rộng rãi, trước hết là từ những nhà văn chương, nhà hội họa, đặc biệt là những nhà chính trị, được đề cập hoặc nhiều, hoặc ít, trong hồi kí sơ thảo của ông (vì họ có quyền tự bảo vệ, tự thanh minh), và thêm vào đó, rất quan trọng, là những ý kiến khác của nhiều người thân, người quen biết với họ (nhất là đối với các nhân vật đã quá cố) và nhiều người đọc từ nhiều giới cấp, nhiều nơi chốn. Chúng ta cũng mong rằng, việc thu thập ý kiến phản hồi công khai, dân chủ ấy không chỉ do GS. Nguyễn Đăng Mạnh, mà do nhiều người đọc, nhiều kẻ sĩ, nhiều tòa soạn trong và ngoài nước khác nữa. Và không ai có quyền ngăn chận những ý kiến phản hồi ấy. Cuối cùng, GS. Nguyễn Đăng Mạnh có thể chỉnh sửa và hoàn tất hồi kí của ông, hoàn toàn theo ý ông một cách độc lập. WebTgTXA. hi vọng, tin tưởng GS. Nguyễn Đăng Mạnh không mị dân chủ, không uốn con ngòi bút. Có điều, những ý kiến phản hồi cũng được in chung như là phụ lục của hồi kí, cho dù trái ngược với những gì ông viết. Có lẽ như thế là công bằng, dân chủ, công khai, lại điều hòa được quyền tự do, độc lập trước tác của người viết hồi kí và quyền tự thanh minh, tự nhận thức, tự phản tỉnh, tự định giá của người được đề cập đến trong hồi kí (có thể cả người không được đề cập đến một cách thiếu công bằng hoặc do ông không có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc).

 

WebTgTXA. phỏng đoán và kính đề xuất như thế.

 

——– WebTgTXA. ———

Viết tại TP.HCM., 02 & 03-12 HB8 —— Cập nhật: 10 : 41′, 04-12-HB8.

[*] Xem: Trần Xuân An — “Mùa hè bên sông”, chương 14 (>>>>> find on this page: Bác Hồ)

Posted in Ve Hoi ky Nguyen Dang Manh | Thẻ: | 28 Comments »