Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

05 bài thơ mới & thơ đọc lại

Posted by Trần Xuân An trên 28.02.2023

hidden hit counter

.
CẢM ƠN ĐẢNG
Trần Xuân An

cảm ơn Đảng đã chống bốn đế quốc
cần tự do, “Một cơn gió bụi”, trọn mắt nhìn *
Nga cũng là đế quốc, vạch trần nốt
xâm thực quốc kì ta bằng Sao Lenin!

bốn tám năm hậu chiến, vẫn “đôi dòng nước…” *
Sao Lenin là Tổ quốc, ta thành giặc mất rồi!
chưa từng vượt biên di trú, tôi hòa giải
chỉ rõ Sao Lenin ở quốc kì, vì Hồn Nước thôi!

đọc lại bài thơ Bác Hồ “không ngủ được” *
“trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành”
hai mươi năm cộng sản, nhưng cờ Tổ quốc
“Sao năm cánh, hồn mộng mị quẩn quanh”

nhịp tim đồng hồ, Bác nghĩ hoài lá cờ ý hệ
đêm năm canh vòng quanh năm cánh sao *
Kremlin viền vàng sao đỏ, và Trung Quốc
sao vàng Thuỵ Kim năm cánh khác chi nào *

phải chăng Bác Hồ trằn trọc vì điều không thể
rồi lịch sử cho thấy Người cũng đành lòng
đến thời chúng ta, Hồn Nước thức dậy
vạch trần đế quốc Liên Xô, thêm đẹp núi sông

cảm ơn Đảng, nhưng làm sao không trằn trọc
Ngôi sao chủ nghĩa Lenin là Tổ quốc được ư?
quốc kì Sao Lenin chia rẽ nước ta, xương máu
chỉ là cờ chính thể thôi. Nước Nga tự loại trừ

thế đấy, nắng mưa trải lòng Bến Hải
trước chẻ sông, đã cờ Cộng sản, cờ Quốc gia
cảm ơn Đảng, và bao oan hồn do cờ xin nhớ
tuân hành hiến pháp, nhưng hoà giải thật thà.

T.X.A.
06:34-07:32, 28-02-2023
………………….

(*) ~ Hồi kí của Trần Trọng Kim (1883-1953), viết năm 1949, Nxb. Vĩnh Sơn ấn hành, 1969. ~ “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” — Tố Hữu, “Dậy lên thanh niên” (Lời Tổ quốc) (1940), trong tập thơ “Từ ấy”, Nxb. Văn Học, 1959. ~ Hồ Chí Minh, “Nhật kí trong tù”, bài “Thuỵ bất trước” (không ngủ được). Tính đến thời điểm sáng tác bài này (1942-1943), Bác Hồ đã là cộng sản khoảng hai mươi năm. Theo cảm thụ của tôi, tứ thơ thể hiện Bác Hồ tập trung suy nghĩ về lá cờ ngôi sao năm cánh tượng trưng cho chủ nghĩa Lenin mà thôi (có thể cấu tứ theo ngôi sao năm cánh và đồng hồ Điện Kremlin). Tuy thế, lâu nay, cách cảm nhận theo sách giáo khoa là Bác Hồ “không ngủ được” do suy nghĩ về ngày khởi nghĩa phất cờ đỏ sao vàng giành chính quyền! ~ Ngôi sao Điện Kremlin (Nga Xô), lắp đặt trong thập niên 1930, chính là ngôi sao ở quốc kì Liên Xô, biểu trưng cho chủ nghĩa Lenin. ~ Thuỵ Kim, tỉnh Giang Tây, thủ đô Trung Hoa xô viết (tô duy ai) cộng hoà quốc, 1931-1937.

Xin nhấn mạnh: Theo cảm thụ của tôi, bài “Thuỵ bất trước” (Không ngủ được) của Bác có cấu tứ rất hay, nếu cảm thụ ấy không vượt khỏi bài thơ: Bác cấu tứ theo ngôi sao năm cánh và đồng hồ Điện Kremlin.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3387193661554561/
.

.

.

.
CON ĐƯỜNG ĐỎ LẪN VÀNG ĐAU KHỔ
Trần Xuân An

trước bi kịch Nga, “Con đường đau khổ”
Duy Tân tái hiện Hàm Nghi, tắc đường
Đỏ là con đường nhất thể hoá
chung ngọn cờ ý hệ, không biên cương!

con đường Đỏ đang mở ở hải ngoại
Nam Bộ, Đảng Thanh niên cao vọng sôi ngầm *
thay vì khất thực, bán rong cù là, truyền điện
tiếng “Chuông rè” vẫn trong vắt âm *

con đường Đỏ đang mở ở hải ngoại
trong nước, Nam Đồng, Yên Bái vang
bao chiếc đầu rơi làm đá tảng
cho những khúc đường xương máu Vàng

oan nghiệt thay, phất cờ ngoại xô viết
Nghệ Tĩnh không thể là Thuỵ Kim *
Thuỵ Kim là “thủ đô gió ngàn” Việt Bắc
Trung Hoa Đỏ, Pháp tái chiếm — hai gọng kìm

không phải hai gọng kìm, đối với Đỏ
“Chiến dịch Biên giới” cho sóng Đỏ tràn
Chiến tranh Lạnh nổ bùng khắp nước
Điện Biên Phủ — Khối Đỏ quét thực dân

lịch sử trăm năm mất nước, đến Đỏ
chống ngoại xâm, duy nội lực cứ tan hoang
đành phải Đỏ, con đường nhất thể hoá
chung cờ ý hệ, không biên cương, quên Vàng

phim chiếu giảng đường, mùa thống nhất
lướt qua trăm năm quật khởi, vùng lên
không thể quên Quốc dân đảng, Yên Bái
khẳng định Đỏ là tất yếu. Nước mắt hoen

“Con đường đau khổ”, dù Vàng, dù Đỏ
tôi Đỏ, bạn Vàng, đều rưng rưng
trang lứa chúng ta chẳng hiểu vì sao nữa
dù muốn, dù không, đường Đỏ đi chung

với Nga, cho dù nhất thể hoá
chẳng lo nhất thể được sống mũi màu da
chẳng lo Nga và lai Nga trực trị
chỉ lo Tàu đồng hoá. Chống Tàu như xưa xa

mùa thống nhất, hào quang, bi đát
có ý nghĩ nào bi đát hơn không?
lịch sử đã thế, không thể nào khác
“Chiến tranh anh em Đỏ”, Liên Xô đổ,
thức dậy Hồn Núi Sông.

T.X.A.
07:01-09:40, 27-02-2023
……………………

(*) ~ Đảng Thanh niên cao vọng do nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900-1943) sáng lập và lãnh đạo, chống Pháp, hoạt động từ 1923 đến 1929. Báo “Chuông rè” (La cloche fêlée) cũng do ông sáng lập, điều hành, đăng tải nhiều bài viết của ông. ~ Thuỵ Kim, tỉnh Giang Tây, thủ đô của Nước Cộng hoà xô viết Trung Hoa (Trung Hoa tô duy ai cộng hoà quốc), tồn tại từ 1931 đến 1937.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3386537518286842/
.
Ảnh nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900-1943), nguồn: Wiki-pedia
.

.
TRANH CỬ, TUỔI THƠ
Trần Xuân An

gác nhà bên sân đình làng
ngoài khung cửa sổ cành bàng nắng xanh
thằng bé nghe loa phóng thanh
mười một người vận động tranh cử vàng

đầu rơi Yên Bái bỗng vang
ai sống sót cũng vừa đang thoát tù *
ứng cử, mong quét rối mù
Yên Bái ư? Bài sử như chín bàng

chuông giáo đường sớm, sương tan
vẫn thằng bé đến với tràng hạt xinh
vị linh mục giảng Thánh kinh
bỗng bảo ban, tín đồ mình bầu ai

lễ xong, lối về, vướng tai
tiếng tranh cử vẫn ở ngoài tuổi thơ
đến trường, theo Chúa, ngây ngô
về nhà, bàn Phật, cũng chờ bánh in

không lâu, nghe đài đưa tin
La Vang thắng Yên Bái, pin yếu dần
mười một tuổi, đình quạnh sân
lá vàng đỏ rụng, tiếng lần đầu nghe

vào Huế, thuê truyện đọc, mê
vô Tam Kỳ, thơ quên quê, sân đình
đôi khi bất giác giật mình
chuông giáo đường cũng chẳng tinh khiết gì!

T.X.A.
09:01-11:32, 26-02-2023
………………

(*) Vũ Hồng Khanh (1898-1993), lãnh tụ Việt Nam quốc dân đảng, cùng lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái, 1930, từng bị chế độ họ Ngô Đình bỏ tù, 1958-1963, ứng cử tổng thống năm 1967. Liên danh ứng cử viên Nguyễn Văn Thiệu (tín đồ Công giáo tân tòng, tướng lĩnh quân đội Việt Nam cộng hoà), đợt ấy, được Công giáo vận động ủng hộ.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385830325024228/
.
.
NHỚ KINH ĐÔ QUẬT KHỞI, THẤT THỦ
Trần Xuân An

phất cờ Cần vương, chạy tìm súng đạn
lưới Pháp giăng là Hiệp ước Thiên Tân
giữa hai gọng kìm Trung Hoa và Pháp
Tôn Thất Thuyết, bị giam lỏng, sống tàn

hai gọng kìm, lệnh chia tách triều chính *
không bỏ Miếu đường, che chở Văn thân
Nguyễn Văn Tường, đày Côn Đảo, biệt xứ
tận Tahiti, chết phận tù nhân.

T.X.A.
09:19-10:32, 25-02-2023
………………..

(*) Lệnh dụ thiên hạ cần vương, từ Tân Sở ban ra, Dụ Nguyễn Văn Tường và Dụ hoàng tộc cũng từ Tân Sở gửi về, 02-6 Ất dậu (13-7-1885), 07-6 Ất dậu (18-7-1885) (Đại Nam thực lục, tập 36, Nxb.KHXH., 1976, tr. 225-226, tr. 226-228).

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385115715095689/
.
.
NHƯỢNG TỐNG (1906-1949)
Trần Xuân An

rồi sẽ phôi pha bi kịch lịch sử
đã là lịch sử, làm sao phôi pha?
hậu thế hiểu sự thật, đúng và đủ
người còn sống phân giải để chan hoà

tù Côn Đảo, bị quản thúc, cầm bút
Nhượng Tống kẹt giữa gọng kìm máu tanh
không thể kháng chiến dưới cờ Cộng sản
Quốc dân đảng ẩn nhẫn và về thành

Nhượng Tống – phải chịu đựng khổ nhục kế
sáng lập đảng, nhưng giả bị khai trừ
chịu cố vấn cho quan chức “thân Pháp”
chở che đảng, giữa lửa khét khói mù

Hà Nội Pháp tam khoanh, Việt Bắc Đỏ
Nhượng Tống về thôn huyện, làm thầy lang
ông vẫn là lãnh tụ Quốc dân đảng
Biệt động Đỏ ám sát. Phản quốc oan! *

người yêu nước, chống Pháp cũng bị giết
kẻ sát nhân cũng chống Pháp, thương dân
Quốc dân đảng “giữa gọng kìm thực – cộng” *
— Hoàng Văn Đào viết sử, sách máu tràn

cả Miền Nam giữa gọng kìm hai Khối
Sài Gòn như cái gáy Nhượng Tống chăng
Ngôi sao Lenin y lỗ đạn toé
góc nhìn khác, như huân chương Sao Vàng

bi kịch lịch sử rồi sẽ nhoà nhạt
đã là lịch sử, nhoà dần được sao?
hậu thế hiểu sự thật, đúng và đủ
người còn sống phân giải, trọng nhau nào!

chín năm nay tôi làm sông Bến Hải
sông cũng có lập trường, Tổ quốc mình
Cầu Ý Hệ, hai tính đảng, xương máu
mây Ông Kiệt, tính sử thức, trắng tinh.

T.X.A.
21:11-22:40, 24-02-2023
& và sáng sớm 25-02-2023
………………….

(*) Giữa hai gọng kìm thực dân – cộng sản. Hoàng Văn Đào, “Việt Nam quốc dân đảng – Lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954”, Khai Trí tái bản, 1970, tr.465-466. Theo tôi, bi kịch Vũ Hồng Khanh (Vũ Văn Giản) cũng tương tự như Nhượng Tống, nhưng Hoàng Văn Đào có chỗ chê trách Vũ Hồng Khanh.

Trích: Hoàng Văn Đào, “Việt Nam quốc dân đảng – Lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954”, Khai Trí tái bản, 1970, tr. 465 & tr.467:

“… Trước sự lớn mạnh của Việt Nam quốc dân đảng, thực dân Pháp đã bắt đầu e dè, trụ sở ở phố Cửa Nam và một vài nơi khác lần lượt bị khám xét.

Để chống đỡ, “Bắc Bộ khu Việt Nam quốc dân đảng” đành phải quyết nghị dụng kế khai trừ Nhượng Tống, để Nhượng Tống có đủ tín nhiệm làm cố vấn chính trị cho tổng trấn họ Nghiêm.

Nhiệm vụ của Nhượng Tống là chống đỡ cho Đảng về mặt chính trị, duy trì sự liên lạc và giữ vững tinh thần đồng chí đã tham chính.

Tuy chịu hi sinh cho khổ nhục kế, nhưng với tấm lòng nhiệt thành yêu Đảng, yêu Tổ Quốc, quý mến đồng chí của Nhượng Tống, sự khai trừ đó không làm giảm sút sự kính mến của các đồng chí đối với Nhượng Tống. Vì vậy mà khi hay tin Nhượng Tống bị kẻ thù ám hại (1), các đồng chí đều thương xót vô cùng”.
———————
Ghi Chú [của Hoàng Văn Đào, sđd. – chua thêm]:

(1) “… Năm 1948, Nhượng Tống được mời ra làm cố vấn chính trị cho tổng trấn Nghiêm Xuân Thiện, nhưng lại sống bằng nghề thầy lang, mở cửa hàng bào chế thuốc Bắc tại căn nhà số 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.

Sang ngày 26 tháng 7 năm Kỷ Sửu (20-8-1949), vào hồi 8 giờ sáng, Nhượng Tống vừa đi chơi tổ tôm về, mệt mỏi định đi nghỉ thì có một đứa nhỏ đến mời đi thăm bệnh cho người cha của nó bị bệnh nặng, nhà ở sau khu nhà rượu. Nhượng Tống từ chối không muốn đi, nhưng sau lại nghĩ “cứu nhân như cứu hỏa”, nên ông lại khoác áo ra đi.

Vì quãng đường không bao xa, nên Nhượng Tống cùng đứa nhỏ lững thững đi bộ.

Đi được một quãng, cách nhà của ông độ 500 thước, thì có một tên lạ mặt đi xe đạp tiến đến bắn một phát súng lục xuyên qua gáy chết.

Có nhiều giả thuyết về cái chết của Nhượng Tống, nhưng theo sự điều tra riêng của tác giả thì tên lạ mặt bắn Nhượng Tống chết là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội, là biệt động đội nội thành của Cộng sản.


Chứng cớ cụ thể, là ngay sau khi Nhượng Tống bị ám sát, Cộng sản đã cho tuyên truyền ầm ĩ ở hậu phương, xác nhận chính Cộng sản đã thi hành xong bản án xử tử Nhượng Tống năm 1945 [bản án đã tuyên từ 1945, đến 1949 mới thi hành án được (?) — chua thêm]”.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385024458438148/
.
Bạn Trần Thị Khánh Hội (nhà thơ) đã vui lòng chụp giúp bốn tấm ảnh này. Vô cùng cảm ơn bạn thơ.
.

.

.
Bài 1
Trần Xuân An
MÁI TRANH

1

dưới hai hàng cây xanh
tôi về thăm quê Bác
nắng dọc đường đi êm ả hiền lành
hiện dần trong tôi nho nhỏ mái nhà tranh
tôi đã thấy qua thơ qua tiếng hát
(khúc ca nào lắng sâu hóa nỗi niềm riêng)
tôi đã thấy qua bao xóm làng
quê hương thân thuộc
một nếp tranh vàng rất đỗi dân gian
dưới bóng tre xanh, xanh tự ngàn năm

2

lần đầu tiên ra thăm
sao như trở lại lòng mình

3

ngõ hóp chống cao, vạt lúa, đất phèn
hàng giậu xanh non dẫn vào nhà Ngoại
nếp nhà tranh lùi lại cuối góc vườn
ôi tiếng khóc sơ sinh của Bác Hồ
cất lên ở đấy

4

mảnh sân con tuổi thơ Người chật chội
bước chập chững vin vào khung cửi
giữa tiếng ngâm thơ và tiếng xa quay
dĩa đèn dầu dập dềnh bóng tối
khát vọng trăm miền nặng tiếng à ơi
nói tiếng đầu tiên
khi ánh đuốc nghĩa quân rực cháy
nên đất nước đau thương từ đấy có Người!

5

đứng lên! đồng bào ơi! –
ngân vang gió suốt chiều dài đất nước
ai hát trên rừng xưa, bây giờ tôi hát
bỗng thấy cả vòm trời bao la
dưới mái tranh nghèo
hiểu khung vải dệt thời gian
dệt tiếng ru
trĩu nặng
hóa cờ bay phấp phới cả trời sao
từ dĩa đèn dầu hắt hiu ấu thơ Người đó
đến hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi
từ mái tranh nho nhỏ
Bác Hồ ơi…

6

“Miền Nam trong trái tim tôi” –
Miền Nam ơi
nỗi khổ mỗi người
nỗi khổ mỗi nhà
thành nỗi đau trĩu nặng lòng ai
nỗi cháy bỏng nhớ thương về Huế
cả Phan Thiết, Sài Gòn và trăm nơi
trái tim Người ấp ủ…
tuổi trẻ Người đi qua dưới cơn mưa nô lệ
chưa nắng đủ lòng vui, mưa Miền Nam
đã ướt lại áo Người
rồi cơn đau cuối đời! Bác không về được nữa
Di Chúc vẫn lên đường, phấp phới nắng
trăm nơi

7

con đường Bác đi, từ mái tranh nho nhỏ
nơi dừng lại bao la là giữa loài người
con đường Việt Nam, từ bùn đen loang máu
đã bừng lên rạng rỡ đóa sen tươi
mái tranh nho nhỏ
trở thành nơi hội tụ lòng người

8

tôi về thăm
gặp cả vòm trời
thu lại rất sâu trong từng đôi mắt
ánh mắt nào cũng chan chứa yêu thương
sáng lên từ Bác –
nhân hậu mênh mang sâu thẳm
ngàn năm
tôi về thăm
mái tranh vàng sắc nắng dân gian
bóng tre tỏa hòa bình yêu thương lên mặt đất
và ai rưng nước mắt
thấm nụ cười ấm áp sâu xa
khúc ca nào vọng về thầm lặng ngân nga…

9

tôi cảm nhận Cõi Người
qua hồn ông cha, Đất Nước
dưới vòm trời xanh bao la
xanh sắc Quê Nhà.

TXA.
Vinh – Huế, 1977

.
Bài 2
Trần Xuân An
TAM KỲ, 1996

Tam Kỳ, trời rất thơ ca
thoáng mưa non hạt cho già nắng non
phố phường gió rất trẻ con
reo mai ríu rít hát giòn tan đêm

cây Tam Kỳ rất anh em
chìa trăm nhánh biếc bao thềm nhà thân
nghe bối rối trước ân cần
như có lỗi giữa vô ngần mến thương!

mắt Tam Kỳ rất thật gương
tôi soi thấy thuở đến trường, bâng khuâng
bạn bè trẻ lại, quây quần
ngỡ đang mới lớn, lớn dần trong nhau!

Tam Kỳ, hồn rất hương ngâu
tình thơm sương sớm xưa sau ngọt hoài
tôi về tóc đã chớm phai
cúi đầu bên bến sông dài, thời gian …

T.X.A.
07.1996
.
.
Bài 3
RUỘNG ĐẤT YÊU DẤU
Trần Xuân An

sao lên chấm hết chiều công tác
về nhà, chống cửa, chè tươi thơm
hớp ngụm nước ấm môi ngọt sắc
chưa bao giờ lòng thanh thản hơn

xuống bếp mẹ già châm điếu thuốc
nụ cười trầu đỏ khoé môi nhăn
ánh lửa hắt lên đầu tóc bạc
khác chi cụm khói ráng chiều tàn

mấy liếp tranh xơ buộc lạt mới
đất nền đắp lại chửa lì chai
về quê vừa được dăm ba bữa
thở gió nồm thân mẹ trẻ hoài

gốc mít sần sùi bom chém cụt
tưởng chết oán hờn trong nắng mưa
chia nhau ba hướng ba nhành lá
dõi mắt xưa chờ bóng chủ xưa

quanh mương đất mới vùi lên cỏ
góc kia lửa ngún khói nồng thơm
con chim tu hú tròn mắt sững
dợm cánh lao mình kinh khiếp bom

nắng tưới đầm đìa gốc rạ mủn
chìm sâu khuất lấp cải dền xanh
ai cuốc, lòng níu chân chiều lại
nóng ruột tìm thăm hương đất lành

bom thức ruộng tròn nghìn mắt trợn
ngước ngó trời cao hận đóng vàng
thôi nhé, từ nay ngoan hiền khép
hỡi mắt quắc trừng khoé rách toang

cơ chi trời đất đừng đêm nữa
góp lúa mười năm chín một mùa
chao ơi, ao ước trong mùa tới
lúa chín từ lòng lúa chín ra

chừng đó, mít trĩu lừng hương ngát
vườn sau ớt đỏ, tím cà tươi
giàn hoa bầu bí vàng ong bướm…
bắc chõng nằm khuya hóng gió trời

chao ơi, chừng đó nghe trâu nghé
tiếng nhai cỏ ợ nhoà trong sương
đêm đêm nghe lại tiếng quẫy cá
mải vui, thao thức dưới bờ mương…

cơ chi chừng đó còn Bác sống
rước Bác về làng trải lúa xanh
cờ, hoa, kết ngọt cơm gạo đỏ
độn với bắp vàng, nhớ chiến tranh

thấp thoáng bóng người đầu ngõ trước
tiếng cười gió đẩy vào trong sân
nhà lên đèn tỏ êm câu hát
quẳng xa tàn thuốc, lòng bâng khuâng!

ở đây càng thấy ngây tình đất
nơi đâu đất cũng đất thật thà
cũng như rừng rú mùa chống giặc
rất chở che và rất thiết tha.

T.X.A.
11.1975
.
.
NHỮNG BÀI HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC MỚI VIẾT (tính từ ngày 11-12-2022) — Trần Xuân An
Có thể tìm đọc ở nhan đề hoặc lịch ngáy tháng năm tại cột dọc bên trái
.
A.- THƠ TẾT & THƠ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC:
1)- 05-12-2022: HƯU LÀ LẦN THỨ HAI TUỔI XUÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720408101887/
2)- 07-12-2022: TẾT, TẠ ƠN THIÊN NHIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3321720821435179/
3)- 11-12-2022: NHÀ THƠ PHÁP SƯ THẠCH QUỲ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3324567184483876/
4)- 16-12-2022: TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
5)- 22-12-2022: NHÀM NHẠT CHĂNG,
CHUYỆN RIÊNG ĐÂU PHẢI CHUYỆN RIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3334529810154280/
6)- 23-12-2022: TỰ NHIÊN VÀ CHẤT NGƯỜI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3335342896739638/
7)- 24-12-2022: “ÔN TẬP” ĐIỆN BIÊN PHỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3336197239987537/
8 )- 28-12-2022: TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
9)- 31-12-2022: TÍNH QUAN PHƯƠNG HAY TÍNH NHÂN DÂN?
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341970806076847/
10)- 11-01-2023: KẺ SĨ VÀ QUÝ TỘC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
11)- 16-01-2023: SỌ DỰNG NGƯỢC CẢ HAI MIỀN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3354236084850319/
12)- 22-01-2023: NỤ HÔN VÀNG NẮNG XUÂN,
VÀNG TRĂNG MẬT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3358815274392400/
13)- 24-01-2023: CÓ TRĂM MÙA ĐỂ YÊU MAI ĐÀO
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3360311264242801/
14)- 26-01-2023: TÁI BẢN TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361740807433180/
15)- 26-01-2023: QUÝT TẾT
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3361765110764083/
16)- 27-01-2023: MAI KẾT TRÁI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3362573360683258/
17)- 30-01-2023: TÁM MÙA TẾT NGÀN NĂM KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3364941183779809/
18)- 03-02-2023: TÔ HỒNG THẮNG, KHUI ĐEN BẠI
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3368000463473881/
19)- 04-02-2023: CUNG KÍNH THÀNH HOÀNG KẺ DIÊN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3369053946701866/
20)- 07-02-2023: HẬU CHIẾN, KẺ CƯỜI NGƯỜI KHÓC
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3371090819831512/
21)- 10-02-2023: BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3373481272925800/
22)- 11-02-2023: ĐỌC “BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965”
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3374343566172904/
23)- 14-02-2023: BI TRÁNG CHO NGÀY TÌNH NHÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3376788069261787/
24)- 18-02-2023: THƯ TUYỆT MỆNH HAY DI CHÚC CÔ GIANG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3379726195634641/
25)- 19-02-2023: ĐẢNG CẦN LAO VÀ BA CHÍNH ĐẢNG CHỐNG PHÁP
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3380982292175698/
26)- 22-02-2023: BỖNG MỘT CÂY SỐNG TỰA Ở BAN CÔNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3382996728640921/
27)- 23-02-2023: SỬ ĐOẠN TRƯỜNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3383791291894798/
28)- 24-02-2023: NHƯỢNG TỐNG (1906-1949)
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385024458438148/
29)- 25-02-2023: NHỚ KINH ĐÔ QUẬT KHỞI, THẤT THỦ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385115715095689/
30)- 26-02-2023: TRANH CỬ, TUỔI THƠ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3385830325024228/
31)- 27-02-2023: CON ĐƯỜNG ĐỎ LẪN VÀNG ĐAU KHỔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3386537518286842/
32)- 28-02-2023: CẢM ƠN ĐẢNG
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3387193661554561/
.
B.- CÂU ĐỐI:
1)- 20-01-2023: CÂU ĐỐI TẾT QUÝ MÃO 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3357039501236644/
.
C.- MẤY BÀI BÌNH LUẬN:
1)- 18-12-2022: NGƯỜI QUỐC TẾ TAM VÔ
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3330850417188886/
2)- 12-01-2023: NHÂN ĐỌC BÀI THƠ “PHẠM QUỲNH, PHẠM TUYÊN” CỦA THÁI BÁ TÂN
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3351193855154542/
3)- 13-01-2023: VUA, THẦY, CHA
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3350371691903425/
4)- 28-01-2023: 50 NĂM HIỆP ĐỊNH PARIS 27-01-1973 — 2023
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3363047027302558/
.
Link các trang cùng nội dung này:
1) 30-12-2022: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3341402419467019/
2) 03-02-2023: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3367953006811960/
3) 13-02-2023: https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3375754092698518/
.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: