.
Bài thơ này mặc dù ở thể loại thơ nhưng vẫn khái quát được sự thật lịch sử Nội chiến trong Chiến tranh Lạnh ở nước ta (1945-1975, nhất là 1954-1975). Đây là cốt lõi của sự hoà giải dân tộc thời hậu chiến. Văn học và sử học có giá trị hay không cũng là ở đó.
.
.
.
TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN,
KHI KHÔNG NGHIÊNG LỆCH,
NHƯ CẦU HIỀN LƯƠNG NỐI HAI BỜ?
Trần Xuân An
Mỹ khuynh loát Miền Nam, chính danh mất
khi Thập giá đoạt cờ triều Nguyễn Vàng
đành Cách mạng Ba số Một. Họ nghĩ *
phải tự vệ, Sao Lenin xâm lăng
Chiến tranh Lạnh, khổ đau nhất: Nội chiến
Miền Nam chặn cờ Liên Xô tấn công
(Miền Bắc đội Sao Lenin, vượt tuyến!)
khổ đau ấy, sử sách ghi nhận không?
bắt tay Xô, Mỹ chuyển hoá Trung Quốc
Mỹ tự thị, khiến phản ứng Miền Nam
cờ Vàng đổ, Miền Bắc vào thống trị
than “mất nước”, Sao Lenin ngoại xâm
Miền Bắc nghĩ, đánh Pháp, can thiệp Mỹ
Sao Lenin giải phóng cả loài người
vô tổ quốc, tổ quốc là Trái Đất!
vô gia tộc, vô thần. Giai cấp thôi!
các dân tộc bị áp bức, đoàn kết!
là phương tiện cho vô sản toàn cầu
nhưng Liên Xô vẫn Nga và Nga hoá
đế quốc Đỏ khống chế cả Đông Âu
ở Miền Bắc chỉ đánh máy bay Mỹ
(dăm ba toán biệt kích Nam, đáng chi!) *
cả Miền Nam thành chiến trường nội chiến
tự vệ. Tan hàng, vượt biển, ra đi
lính ruột rà Bắc vào, Nam tự vệ
buộc nồi da xáo thịt, đau xé lòng
nỗi khổ lớn, cả trong thời hậu chiến
vô sản hoá, sử sách bù đắp không?
hoà giải và hoà hợp là thế đó
trải nỗi lòng, sự thật đừng tô hồng
thôi ra vẻ đức khoan dung độ lượng
“Cởi trói” rồi, bút nhà văn đừng cong
thơ hoà giải, tám năm gần đây nhất
tôi vô tư sông Bến Hải đôi bờ
ơn Bác Hồ chiến công Điện Biên Phủ
nhưng quốc kì thật hồn nước, bao giờ?
(Điện Biên Phủ, ơn muôn đời thắng Pháp
Sao Lenin thành cờ Tổ quốc. Đau!
Bắc nghèo khốn, đánh vào Nam, nội chiến
ơn Điện Biên, lệ thuộc Đỏ bạc đầu)
thơ hoà giải, thấm nỗi đau Tổ quốc
hơn trăm năm, hai hướng hai sóng thần
đánh giặc Pháp, rơi vào Chiến tranh Lạnh
ngả hai Khối, hai Miền đều vong thân
tôi có xứng nhà văn, nhà viết sách?
được sinh ra, lớn lên ở Miền Nam
mười chín tuổi thời nội chiến, thấy rõ
hậu chiến, càng rõ hai Khối ngoại xâm
tôi có xứng là nhà thơ chân thật?
hai nỗi đau hai Miền, tôi cưu mang
nguyền rủa nhau, hai bờ, tôi thấu hiểu
công dân Đỏ khi nước Đỏ, thương Vàng.
T.X.A.
06:23-08:45, 28-12-2022
………………..
(*) ~ Cách mạng 1-11-1963, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn (“ba số một”, 1-11). Ngày 1-11 thành Ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa thuộc Việt Nam cộng hòa cho đến 1975. ~ Cũng có những tiếng nói đơn lẻ, trên báo chí hoặc trên diễn đàn, Miền Nam cần “Bắc tiến” (đưa đại quân ra đánh cộng sản ở Miền Bắc), nhưng trong thực tế, chưa bao giờ trở thành chính sách có tính chiến lược, thậm chí chỉ là chiến thuật. Việt Nam cộng hoà chưa hề vượt tuyến tấn công ra Miền Bắc. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng Trong chỉ có duy nhất một lần phản công ra đến Nghệ An, trong bảy trận giao tranh; còn Miền Nam thì chỉ tự vệ trên lãnh thổ Miền Nam, trong suốt 21 năm (1954-1975).
https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3339589899648271/
Bị chú:
Trích nguyên văn “Vài nét về hoạt động của biệt kích dù tại Bắc Việt” của trung tá VNCH. Nguyễn Văn Vinh (trang web ngothelinh. tripod. com):
“Đến cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán [năm toán — T.X.A. chua thêm] là còn giữ được liên lạc với Trung ương, đó là các toán Tourbillon (1962), Ares (1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung của các chuyên viên hữu trách Việt – Mỹ thì cả 5 toán này hình như đã bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là toán Ares”.
Xem thêm, đối chiếu: GS. Vũ Đình Hiếu, “Cuộc chiến bí mật — hồ sơ lực lượng biệt kích quân Nguỵ”, Nxb. Lao Động, 2009, tr. 68-71:
Không kể số biệt kích quân hoạt động trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, Lào, Kampuchia, thì từ tháng 02-1961 đến 18-10-1967, có 52 toán xâm nhập Miền Bắc Việt Nam (01 bằng đường biển và 51 bằng cách thả dù), tổng cộng lượt/người là 332, không kể 28 nhân viên bị tử nạn máy bay vì lí do kĩ thuật tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tuyệt đối đều là người gốc Bắc và Bắc Trung bộ (Quảng Bình trở ra), hầu hết là người dân tộc thiểu số (vì giọng nói, sự quen thuộc địa hình rừng núi, thuỷ thổ ngoài Bắc Vĩ tuyến 17). Nhưng nhiệm vụ của các toán biệt kích này là thám thính, có thể gồm việc phá hoại đường chuyển quân của quân đội Miền Bắc vào Nam, kể cả đường sang Lào trước khi vào Nam, nhiều khi chỉ trong thời hạn một tuần, rồi được trực thăng bốc về Nam; chỉ có khoảng 8 toán (tám toán) có hoạt động dài hạn, “nằm vùng”, chưa bị phát hiện, bị bắt ngay lúc xâm nhập mà phải ba, bốn năm sau mới bị, hoặc còn liên lạc được với Trung tâm ở Miền Nam đến năm 1969. Ở bài trên, trung tá VNCH. Nguyễn Văn Vinh cho là chỉ còn 5 toán (năm toán), rồi rốt cục chỉ còn một toán là khả dĩ, nhưng không chắc chắn.
.
.