Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Archive for Tháng Mười Hai 16th, 2022

TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”

Posted by Trần Xuân An trên 16.12.2022

hidden hit counter

        
.
TIỄN BIỆT NHÀ VĂN “LINH NGHIỆM”
Trần Xuân An

Hinh là thành ra, là nên
Hinh còn thơm ngát tuổi tên lưu truyền *
“Linh nghiệm”, một nửa, bị phiền
vô ngôn nửa khác — Điện Biên mãi hồng

mạng bay hương khói hư không
ảnh cười nụ giễu, dim tròng mắt ơn
gươm Rùa, “tìm cái này” hơn? *
thủ thuật xưa, nén cười giòn, giải thiêng

anh lên thế giới người hiền
Người quốc tế tam vô nghiêng đầu chào
tìm trên đất chân lí Sao
Sao ngoài khí quyển trời cao. Hoàn thành

Trần Huy Quang, vui nghe anh
ơn Điện Biên, đất nước xanh biển rừng
thơ tôi sử luận tận cùng
Cầu Ý Hệ, giải thiêng chung hai bờ *.

T.X.A.
12:11-15:20, 16-12-2022
……………….

(*) ~ 侀 Hinh ; 馨 Hinh (Từ điển Hán Việt), tên nhân vật trong truyện ngắn “Linh nghiệm” (tuần báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam, số 27 [1695], ra ngày thứ bảy 04-07-1992). ~ Theo truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm, vua Lê Lợi thuở trước khi khởi nghĩa đánh giặc Tàu triều Minh, ông đã được Long vương trao cho thanh gươm; sau đại thắng, ông trả lại cho Rùa thần. Ngày xưa, để thu phục lòng dân, các cuộc khởi nghĩa thường được tuyên truyền bằng các chuyện có yếu tố thần linh. Đó là thủ thuật chính trị. ~ Truyện ngắn “Linh nghiệm” thuộc loại sử dụng biểu tượng hai mặt: tôn giáo (thiên đường trên trời) và chủ nghĩa cộng sản (thiên đường trên mặt đất), và rõ rệt là “tìm cái này” trên mặt đất. Tuy thế, tác giả (nhà văn Trần Huy Quang) biện minh là chỉ viết về tôn giáo. Dẫu vậy, ông vẫn bị phạt về kỉ luật do yếu tố chính trị trong truyện. Rồi kết cục, trong một bài ghi chép, ông thừa nhận: “Liên Xô Đông Âu không phải thất vọng trước bỏ về trước hay sao”, trong chặng đường dài “tìm cái này”.

https:// www. facebook. com/tranxuanan.writer/posts/3329237434016851/
.

.

.

Xem thêm:
TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG (Phần 2)
GHI CHÉP CỦA TRẦN HUY QUANG
(Đăng lại trên Facebook của nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, ngày 16-12-2022)
(Trích)
[…]
“… Chiều hôm ấy, thứ tư, Tổng biên tập Hữu Thỉnh cho người sang nhà gọi tôi sang tòa soạn gặp ông. Cơ quan đã về hết chỉ còn vài cô làm trị sự. Hữu Thỉnh đóng sập cửa lại và đưa cho tôi bản đánh máy và bảo đọc đi với vẻ mặt cực kì nghiêm trọng khác thường ngày. Bản đánh máy đó như sau:
Hà Nội, ngày 6-7-1992

Kính gửi: Anh Hữu Thỉnh
Tổng biên tập báo “Văn nghệ”

Tôi tự xem mình là một độc giả trung thành của báo Văn nghệ, hơn nữa từ cách đây hơn 20 năm, có lúc tôi cũng đã từng là cộng tác viên của báo. Tôi vui mừng vì trong sự nhộn nhạo của báo chí đủ loại, Văn nghệ vẫn là tờ báo đẹp, phong phú, trang nhã, cao sang và trí tuệ, được lòng cả những trí thức khó tính nhất.

Mấy năm gần đây, báo đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp Đổi mới của đất nước trên nhiều mặt, không chỉ riêng văn nghệ. Các bài bút kí, phóng sự, tin văn hóa văn nghệ, bình luận… đều khá sắc sảo và tâm huyết, thể hiện được lương tâm và trách nhiệm của giới cầm bút trước hiện tình của đất nước. Nhiều bài đã diễn tả, nói hộ được những suy nghĩ và cảm xúc của độc giả. Vì vậy tôi thường đọc báo Văn nghệ kĩ hơn nhiều loại báo khác. Nhân đây xin hoan nghênh và cảm ơn các anh.

Cũng chính vì vốn quí mến, trân trọng các anh và tờ báo mà tôi rất ngạc nhiên, bực bội, cảm thấy bị xúc phạm khi đọc truyện ngắn “Linh nghiệm” của Trần Huy Quang đăng trong số 27 ra ngày 4-7-1992 vừa qua.

Tôi chưa biết Trần Huy Quang là ai, chỉ biết anh được chú ý sau mấy bài viết về “ông vua lốp”, còn truyện ngắn thì chưa có gì đáng chú ý, nên tôi không đọc, dù đã đọc gần hết các bài chính của tờ báo ngay từ hôm thứ sáu. Tình cờ tối qua, sau bữa cơm, cầm tờ báo lên chỉ liếc qua bài còn lại, thế rồi phải đọc kĩ lại lần nữa. Tôi thật tình chưa hiểu tác giả định nói gì đây? Tôi tự nhủ lòng, phải tỉnh táo, tránh suy diễn chủ quan, chớ áp đặt cho tác giả những điều mà họ không nghĩ đến, v.v. Đã có biết bao nhiêu cách thưởng thức văn học một cách méo mó, thô thiển đã bị lên án? Nhưng rồi để tránh thô thiển, tôi buộc phải cố đọc lại để hiểu điều tác giả muốn nói đắng sau những câu chữ mà tôi cho là cũng chỉ rất tầm thường và thô thiển.

Vậy nó được đăng vì lẽ gì? Phải chăng vì nhân vật và vấn đề mà nó chuyển tải đang cần đặt ra với người đọc hôm nay? Đành phải theo câu chữ của tác giả mà tóm tắt ra đây:

1. Nhân vật Hinh là ai?

“Là con thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo, chẳng giàu”. Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan, nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố, nên đã bỏ quan, khi dạy học, khi bốc thuốc. Hinh sáng dạ, có chí, hai mươi tuổi biết làm thơ chữ Hán, đọc Rousseau, Montesquieu bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm một dạ xuất ngoại, còn lập thân bằng văn chuơng thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi… Hinh ngước cái nhìn mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông… để đưa về cho chúng sinh.

Đọc đến đây người đọc bình thường cũng đã có thể đoán được Hinh là ai rồi!

2. Hinh đi tìm cái gì?

Bằng một giấc mơ, tác giả cho Hinh gặp được bậc Chí Thánh, đấng lập Đạo trao cho một Đạo Thư, qua đó anh tìm được chân lí. Và đây là phút anh bắt gặp chân lí: “Hinh sung sướng hét toáng lên… Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. Ôi, chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sang đường chúng ta đi…”.

Hinh đã đi theo đạo thư, từ chối mọi đam mê, cám dỗ dọc đường và đã đến được vườn hoa Mùa xuân, “Lòng như ngất ngây hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống… Rồi anh chợt tỉnh lại: “Tìm cái này” là tìm cái gì? Anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri… Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì nhưng anh trung thành với lời chỉ giáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi để “Tìm cái này”.

3. Kết của việc tìm kiếm.

Sự kì lạ đã lôi kéo được những người qua đường đi theo. Bắt đầu là một nhóm học sinh hiếu kì và hiếu động rồi đến đám dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê đang đói rách bỏ ra thành phố kiếm cơm, rồi tiếp đến dân xích lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi… nói gọn lại là đám vô sản du côn dần đông như một đàn kiến, bu lại xung quanh Hinh.

Vì người đi tìm cũng không biết mình “tìm cái gì” nhưng khi nhận ra có đám đông đi theo, khớp với đạo thư, nghĩa là “được thiên hạ”, thế là Hinh “rơm rớm nước mắt, mãn nguyện ra về”.

Còn cái đám đông đi theo thì thất vọng, “tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hi vọng có chút ấm no mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm để họ trở thành một dòng nước. Trưa. Rồi chiều. Và… vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân.

Một giấc mơ hão huyền, vô nghĩa, vô vọng vì mù mịt, bởi người đi tìm chân lí cho chúng sinh nào đã biết mình tìm cái gì, cho nên cái đám đông hi vọng có một chút no ấm mờ mờ trong cái vườn hoa gọi là Mùa Xuân (của Nhân loại) ấy đã thất vọng. “Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau”. Đó liệu có phải là bức thông điệp mà tác giả định gửi đến cho bạn đọc hay chăng?

Thưa các anh.

Truyện ngắn này được đăng vào số kỉ niệm 35 năm thành lập Hội Nhà văn, vào lúc anh Vũ Tú Nam, Tổng thư kí Hội khẳng định trong diễn văn của mình rằng những hành động cực đoan, quá khích, chia rẽ, bè phái, cơ hội chủ nghĩa rốt cục chỉ đem lại sự mất ổn định và rối loạn trong xã hội, khiến những người cầm bút cũng tan rã theo… Vậy truyện ngắn này có góp phần vào dòng suy nghĩ đó không? Báo Văn nghệ duyệt, cho đăng truyện ngắn này có còn trung thành với tôn chỉ “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” của nó nữa không?

Riêng tôi, tôi thành thật nghĩ rằng đây chỉ là một sơ suất của khâu biên tập, một bài viết lạc điệu không trung thực với chính mình của Trần Huy Quang, nó phản lại truyền thống tốt đẹp của báo Văn nghệ, phản lại lí tưởng và tâm huyết của bao thế hệ nhà văn yêu nước và cách mạng của chúng ta, họ đã hi sinh không phải là vô ích cho một mùa xuân thật sự của đất nước và nếu được sống lại, họ cũng sẽ giết hết những kẻ cầm bút nào dám phỉ báng quá khứ, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của cả một dân tộc và của loài người tiến bộ đối với lãnh tụ kính yêu của mình.

Kính thư
Trần Tiến Đức
56b Quốc Tử Giám – Hà Nội”.

Đọc xong, tôi nghĩ, để anh theo được đến bao giờ, Liên Xô Đông Âu không phải thất vọng trước bỏ về trước hay sao, nhưng nhìn thấy Hữu Thỉnh mặt mày xanh mét nên chỉ im lặng thở dài, rồi hỏi, ông viết này là ai? Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh đấy, Hữu Thỉnh dài giọng ra. Giờ là cơn bão hiểu chưa, bão cấp 15, cấp 20… đổ đến ầm ầm, giờ là lúc phải nằm bẹp xuống, nằm dưới đất làm con giun, con dế, có bị giẫm đạp cũng mặc, cho bão lướt qua, nhổm lên là chết. Nhổm lên là hứng đạn, hiểu chưa?…”.
[…]
(Hết trích)
Đã đăng trước ở Văn Việt:
http:// vanviet. info /van/tan-man-van-chuong-1/

.
Ảnh nhà văn Trần Huy Quang, tác giả “Linh nghiệm”:
.

.

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , | Leave a Comment »