Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

VẤN ĐỀ SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

Posted by Trần Xuân An trên 21.10.2015

hidden hit counter

 
.
.
1

VẤN ĐỀ SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN (QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM) CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN, CÓ VI PHẠM LUẬT BẢN QUYỀN KHÔNG? NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY LÀ ĐÃ VI PHẠM LUẬT PHÁP, VÌ QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ LÀ BẤT KHẢ CHUYỂN NHƯỢNG, TỐI THIỂU LÀ ÔNG THIỀU ĐÃ MẮC LỖI DUNG TÚNG CHO THÓI THIẾU TRUNG THỰC? BIẾT ĐÂU ÔNG THIỀU SẼ BỊ MANG TIẾNG LÀ ĐÃ ĐẦU CƠ CHO MỘT MƯU ĐỒ LẬT LẠI VẤN ĐỀ, NHẮM VÀO VIỆC SẼ NHẬN VƠ BẤT KÌ TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ NÀO, TRONG TƯƠNG LAI?

TRÍCH ĐOẠN BÀI PHỎNG VẤN CỦA PHÓNG VIÊN TÌNH LÊ – VIETNAMNET — NGUYỄN QUANG THIỀU (NHÀ THƠ):
—–“Trong quá trình làm việc và sáng tác, ông đã từng gặp trường hợp nào mà hội viên Hội Nhà văn đạo văn, thơ một cách trắng trợn mà xử lý lại đi vào ngõ cụt, để lâu hòa cả làng không? Và cá nhân ông đã bị đạo văn thơ bao giờ chưa ?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi đã tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ thứ 2, tôi chưa thấy vụ nào liên quan tới việc tố nhau đạo văn, đạo thơ mà bị xử lý trên phương diện pháp luật. Còn việc tôi có bị đạo tác phẩm của mình không ? Tôi đã không định nói ra nhưng chị hỏi tôi xin chia sẻ thế này, bản thân tôi đã từng 3 lần bị đạo văn : một tiểu thuyết, một truyện ngắn và một bài thơ, nhưng tôi đã im lặng. Tôi im lặng là có lý do của tôi – lý do nhân đạo. Nghe chuyện này có thể nhiều người thấy khó tin. Nhưng đó là sự thật và đó là việc riêng của tôi.

Trong ba trường hợp bị đạo văn thì có một trường hợp tôi đã quyết định trao bản quyền cho người đã dùng bài thơ của tôi thành của họ. Bởi tôi đã hiểu lý do tại sao người kia lại làm thế. Chính vậy mà tôi đã tuyên bố một cách hạnh phúc rằng, tôi chuyển quyền sử dụng vĩnh viễn bài thơ cho người đó. Cái tôi được lớn gấp trăn ngàn lần giá trị của bài thơ nhỏ bé tôi đã viết. Bởi người này dùng bài thơ của tôi không vì mục đích in sách, không vì mục đích mua danh hay lợi ích vật chất mà dùng bài thơ này cho một mục đích tình cảm vô cùng đặc biệt và thiêng liêng”.
—– HẾT TRÍCH ĐOẠN BÀI PHỎNG VẤN.

Quý mến gửi đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/268736/thu-hoi-giai-thuong-cua-phan-huyen-thu-chua-hop-tinh-hop-ly.html

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632469433693668?pnref=story
Trần Xuân An Quý mến gửi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Thích · Trả lời · 3 giờ
Trần Xuân An Cảm ơn hai anh Tạ Ba Han , Khaly Cham may xưa
Thích · Trả lời · 3 giờ
Trần Xuân An Trường hợp T.T.Kh. trong văn học sử, chúng ta đã biết về tình huống tương tự như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nêu ra trong bài trả lời phỏng vấn. Thuở bấy giờ, có vài ba nhà thơ tên tuổi cứ nói mơ mơ hồ hồ như ông Thiều, để rồi công luận cứ tưởng là một trong các ông này mới đích thực là T.T.Kh….. Trong những năm về trước, khoảng thập niên 90/XX, có một bà nào đó ở Pháp, lại công khai mình là T.T.Kh., với nhân chứng cùng thời sống tại Việt Nam., theo motif “CHUYÊN BÂY GIỜ MỚI KỂ”. Thật không thể tin nổi!
Thích · Trả lời · 17 phút · Đã chỉnh sửa
Trần Xuân An Có trường hợp bán quyền nhân thân (quyền danh tính tác giả trên tác phẩm) để kiếm tiền. Một anh làm nhạc có tay nghề, sáng tác ra vài bài hát, thậm chí một tập bài hát tàm tạm, bán cho người khác quyền tác giả (cả quyền chủ sở hữu lẫn quyền nhân thân), để lấy vài chục triệu. Người mua ấy bỗng dưng trở thành nhạc sĩ, mặc dù cả đời chưa làm được bản nhạc nào, mà chỉ võ vẽ nhạc lí.
Thích · Trả lời · 1 · 2 giờ
Trần Xuân An Ăn cắp hoặc nhìn lạm (nhận vơ) thơ văn của người khác, vì TÌNH YÊU TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG. Mỉa mai quá !

Trường Đinh Hữu Ôi dào. Dài dòng quá!!!
Hôm qua lúc 1:47
Nhan Nguyen Nói chung văn nghệ sĩ ăn cắp tác phẩm của người khác là một nổi nhục lớn , một vết nhơ trong đời khg thể tẩy rửa sạch
2 · Hôm qua lúc 2:46
Trần Xuân An Tôi không bàn về vụ Phan Huyền Thư, mặc dù bài phỏng vấn trên của Tình Lê (VietNamNet) và ông Nguyễn Quang Thiều có chủ đề chính là vụ ấy. Tôi chỉ bàn về một đoạn trích từ bài phỏng vấn ấy mà thôi. Anh Trường Đinh Hữu à
Hôm qua lúc 4:08
Trường Đinh Hữu Ồ không. Là tôi nói bài viết của ViêtNamNet dai dòng không cần thiết, khi việc đã rõ. Nói thực, tôi không đủ dũng cảm đọc hết bài…
22 giờ
Trần Xuân An Xin làm rõ các thuật ngữ: 1) ĐẠO VĂN (ăn cắp nguyên văn toàn bộ một tác phẩm hay một trích đoạn, một số câu hàm chứa ý tưởng độc sáng trong tác phẩm…v.v…): người ăn cắp văn lấy danh tính của anh ta ghi trên tác phẩm, xóa bỏ hoàn toàn danh tính tác …Xem thêm
10 giờ · Đã chỉnh sửa
Le Van Hieu Biểu tượng cảm xúc like
11 giờ
Trần Xuân An https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632716320335646

2

CÓ TÌNH TRẠNG LẪN LỘN NỘI HÀM CỦA CÁC THUẬT NGỮ CHĂNG?

Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo điện tử VietNamNet ngày hôm qua, 20-10-2015, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết nguyên văn như sau: (trích) “… Trong ba trường hợp bị đạo văn thì có một trường hợp tôi đã quyết định trao bản quyền cho người đã dùng bài thơ của tôi thành của họ. Bởi tôi đã hiểu lý do tại sao người kia lại làm thế. Chính vậy mà tôi đã tuyên bố một cách hạnh phúc rằng, tôi chuyển quyền sử dụng vĩnh viễn bài thơ cho người đó…” (hết trích nguyên văn).

Xin làm rõ các thuật ngữ:

1) ĐẠO VĂN (ăn cắp nguyên văn toàn bộ một tác phẩm hay một trích đoạn, một số câu hàm chứa ý tưởng độc sáng trong tác phẩm…v.v…): người ăn cắp văn lấy danh tính của anh ta ghi trên tác phẩm, xóa bỏ hoàn toàn danh tính tác giả thật ;

2) BẢN QUYỀN, gồm 2 quyền cơ bản:
a. Quyền nhân thân, mà trong đó, chủ yếu là quyền danh tính tác giả trên tác phẩm; có thể kể thêm: quyền đặt nhan đề cho tác phẩm; quyền giữ tính toàn vẹn của tác phẩm;
b. Quyền chủ sở hữu tác phẩm (tác giả có thể chuyển nhượng quyền sở hữu, chủ yếu là quyền sử dụng tác phẩm, chứ không phải quyền nhân thân).

Lưu ý: Việc tùy tiện sử dụng tác phẩm của một tác giả nào đó nhưng vẫn ghi danh tính tác giả ấy trên tác phấm đó, thì không phải là đạo văn. Ví dụ: Ông X lấy một bài thơ của bà Y để đưa vào tuyển thơ tình Việt Nam do ông X làm chủ biên, mà không xin phép bà Y, thì không gọi là đạo văn, mà chỉ gọi là vi phạm quyền sử dụng tác phẩm. Việc này hiện nay khá phổ biến, “bình thường” thôi, thậm chí tác giả còn vui mừng, vì tác phẩm mình kèm danh tính mình được quảng bá.

BẢN QUYỀN (1) (2) có nghĩa là quyền đối với một văn bản nhất định về mặt trí tuệ và về mặt tài sản vật chất, tức là BẢN QUYỀN TÁC GIẢ hay QUYỀN TÁC GIẢ (bao hàm quyền nhân thân đối với tác phẩm và quyền chủ sở hữu tác phẩm). Bản quyền rộng hơn, bao gồm QUYỀN ẤN HÀNH và vì thế, khác với QUYỀN ẤN HÀNH.

Trần Xuân An
sáng 21-10 HB15 (2015)

—————————————–

(1) Tham khảo định nghĩa trong “Từ điển Hán – Việt” của Đào Duy Anh, Nxb. KHXH. tái bản, 2001, tr.36: Bản quyền là “quyền sở hữu của người xuất bản hoặc trước tác về sách vở, tuồng hát, hoặc bức vẽ (droit d’auteur)”; bản quyền sở hữu là “quyền bộ sách thuộc về tác giả, người khác không được in lại hoặc dịch lại (tous droits réservés)”. Dĩ nhiên, muốn in lại, dịch lại, phải xin phép tác giả hoặc nhà xuất bản, nếu nhà xuất bản đã được tác giả nhượng quyền sở hữu.

Tham khảo thêm định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, Nhiều tác giả, Hoàng Phê chủ biên, bản in lần thứ ba, Nxb. KHXH – Trung tâm Từ điển học, 1994, tr. 29: “d. Quyền tác giả hay nhà xuất bản về một tác phẩm, được luật pháp quy định”. Ví dụ: “Tôn trọng bản quyền tác giả”.

Như vậy, ở cả hai từ điển, bản quyền bao gồm cả hai quyền: 1) quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm và 2) quyền chủ sở hữu của tác giả đối với tác phẩm đó; nhưng quyền chủ sở hữu cũng có thể được tác giả sang nhượng lại cho nhà xuất bản.

(2) Tham khảo “Luật Sở hữu trí tuệ 2005”
Điều 18, 19, 20 thuộc chương II, mục 1, nguyên văn như sau:
“Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

&
Khoản 2 thuộc Điều 47 bộ luật trên ghi rõ: “2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm”
.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK &TXAWRITER.WORDPRESS.COM:

3

Ý KIẾN NHỎ VỀ CHUYỆN ĂN CẮP VĂN
(nhân báo chí, mạng xã hội đang chung sức phê phán các vụ “đạo văn”)

1) Kính đề nghị các chuyên gia về bản quyền, luật sư, giới cầm bút đề ra một văn bản quy định rõ, cụ thể, có ví dụ điển hình, về những trường hợp phải xem là đạo văn (ăn cắp văn) và có khung hình phạt rõ ràng, minh bạch. Từ văn bản quy định trên, phải kiến nghị Quốc hội để trở thành luật, ít nhất cũng là văn bản có giá trị pháp lí (triển khai Luật hình sự) của Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch (và liên bộ?). Trên cơ sở đó, truy tố ra toà án.

2) Kiến nghị Bộ VH. – TT. – DL., cụ thể là Cục Bản quyền tác giả, và các cấp trực thuộc ngành này, các hội nghề nghiệp (như các hội nhà văn, hội văn học – nghệ thuật, hội sử học, và các hội khoa học tự nhiên, công nghệ…), các đại học, trung học, và mỗi tác giả, mỗi người đọc, thường xuyên lưu tâm về tệ nạn đạo văn, luôn ý thức cần thiết phải tố giác, khuyến khích tố giác công khai trên báo, đài, mạng xã hội, điểm mạng cá nhân, vì sự liêm khiết trí tuệ. Việc phát hiện ra sự đạo văn không thể không có sự đóng góp của toàn xã hội, và có thể có cả sự góp phần của độc giả người nước ngoài. Đặc biệt, báo chí in giấy, điện tử (công lập) có vai trò rất quan trọng.

T.X.A.
20-10 HB15 (2015)

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632278857046059?pnref=story

4

CỞI TRÓI CHO NGƯỜI TỰ HỐI LỖI ĐỒNG THỜI TỰ KHAI BÁO ĐÃ BÁN QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM
Trần Xuân An

—— Quý mến gửi anh Nguyễn Quang Thiều (nhà thơ) ——

Trong phần bàn luận của một khung bài có nhan đề tạm gọi là “SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN (QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM) CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN, CÓ VI PHẠM LUẬT BẢN QUYỀN KHÔNG?”, nêu ý kiến kiểu Facebook về một trích đoạn trong bài trả lời phỏng vấn của anh Nguyễn Quang Thiều (nhà thơ, P.chủ tịch HNV.VN.), cách đây vài ngày, tôi có đưa ra 2 ví dụ:

1) “… Trần Xuân An: Trường hợp T.T.Kh. trong văn học sử, chúng ta đã biết về tình huống tương tự như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nêu ra trong bài trả lời phỏng vấn. Thuở bấy giờ, có vài ba nhà thơ tên tuổi cứ nói mơ mơ hồ hồ như ông Thiều, để rồi công luận cứ tưởng là một trong các ông này mới đích thực là T.T.Kh….. Trong những năm về trước, khoảng thập niên 90/XX, có một bà nào đó ở Pháp, lại công khai mình là T.T.Kh., với nhân chứng cùng thời sống tại Việt Nam., theo motif ‘CHUYÊN BÂY GIỜ MỚI KỂ”. Thật không thể tin nổi!”
“Thích · Trả lời · 21 Tháng 10 lúc 14:17 · Đã chỉnh sửa”

2) “Trần Xuân An: Có trường hợp bán quyền nhân thân (quyền danh tính tác giả trên tác phẩm) để kiếm tiền. Một anh làm nhạc có tay nghề, sáng tác ra vài bài hát, thậm chí một tập bài hát tàm tạm, bán cho người khác quyền tác giả (cả quyền chủ sở hữu lẫn quyền nhân thân), để lấy vài chục triệu. Người mua ấy bỗng dưng trở thành nhạc sĩ, mặc dù cả đời chưa làm được bản nhạc nào, mà chỉ võ vẽ nhạc lí…”
“Thích · Trả lời · 1 · 21 Tháng 10 lúc 9:11…”.

Tôi muốn phê phán việc SANG NHƯỢNG QUYỀN NHÂN THÂN (QUYỀN VỀ DANH TÍNH TÁC GIẢ TRÊN TÁC PHẨM) CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN, như một cách thách thức tranh luận cho vui, cho vỡ lẽ, sáng tỏ thêm vấn đề.

Bây giờ, sáng ngày 23-10 HB15 (2015) nay, tôi muốn nói thêm: Để tháo mở sự trói buộc đối với người đã trót phạm phải lỗi ấy, nói rõ ra là những người đã lỡ bán quyền nhân thân tác phẩm của mình cho người khác như trường hợp một anh làm nhạc có tay nghề kể trên, đề nghị công luận và những cơ quan hữu trách:

1) Khuyến khích sự tố giác, nhất là sự tự hối lỗi, khai báo của người đã bán quyền danh tính đối với tác phẩm của mình cho kẻ khác, bằng sự khen thưởng, có thể có tiền thưởng;

2) Người tố giác hay người tự hối lỗi, tự khai báo có quyền đề nghị cơ quan hữu trách giấu tên. Sự vụ sẽ phải được đưa ra công luận ngay sau đó.

3) Những ai tự thú nhận và tự khai báo về sự phạm luật của bản thân họ về trường hợp này sẽ được hưởng quyền miễn trả lại số tiền đã nhận từ người mua quyền danh tính đối với tác phẩm nào đó. Họ sẽ không bị một ảnh hưởng xấu sẽ xảy ra, sau khi đã tự hối lỗi, tự khai báo.

Ba điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho người tố giác và người tự hối lỗi bằng cách tự khai báo.

Trân trọng,
T.X.A.
7:30, 23-10 HB15 (2015)

Xin xem lại ý kiến trước theo link: https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632469433693668

FACEBOOK:
https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1632960833644528
.
.
http://www.tranxuanan-writer.net
http://www.txawriter.wordpress.com
http://www.facebook.com/tranxuanan.writer
.
.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: