Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Ngày Nhân quyền thế giới: VỚI BA ĐOÁ BIỂU TƯỢNG THIÊN TÀI

Posted by Trần Xuân An trên 10.12.2013

hidden hit counter

Xin trân trọng mời đón đọc bài thơ mới nhất Trần Xuân An:
“TRUYỆN KIỀU VÀ DẤU HỎI CỦA TÔI”
(đang gửi đăng trên báo chí…)
12-12 HB13 (2013)

_____________________________

Nhân Ngày Nhân quyền thế giới lần thứ 65 (10-12- 2013), Điểm mạng “HẬU CHIẾN & QUYỀN SỐNG CỦA MIỀN NAM (thơ văn sử triết…)” và Phụ trương “Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & GIỚI CẦM BÚT” trân trọng tưởng nhớ Nguyễn Du (1865-1820) với sự liên hệ đến các quyền tự do sáng tác, nghiên cứu, tự do tư tưởng, tự do báo chí…

Bài thơ này đã gửi đăng trên báo chí qua đường bưu điện và thư điện tử, 04 — 07-12 HB13 (2013)…

VỚI BA ĐOÁ BIỂU TƯỢNG THIÊN TÀI
Trần Xuân An

                        Biểu hiện Nguyễn Du (*)

thương Kiều, nhạc sĩ và thi sĩ
hương đất trời và hoa nước non
hết khổ, thương nàng Thanh (1) khổ khác
rợn tranh linh sắc, thơ thiêng hồn

thường chăng, gái lẽ hay ca kĩ (2)
nếu nỗi đắng đời, Thanh vắng thơ
nếu chẳng thiên tài, nhơ tục luỵ
nhạc Kiều không sáng thật bao giờ?

Nguyễn Du ngẫm mình qua hình tượng
một thuở giao thời đau vạn năm
quằn quại thiên tài trong vận nước:
Kiều, Thanh đời nát – thương tâm Cầm! (3)

thiên tài bút hay thiên tài kiếm?
ném kiếm Trịnh – Lê, hết nghĩa rồi!
tự cứu, cứu dân, thơ đứt ruột
sáng chưa quyền sống – quyền làm người?

buồn trông biến dịch, đau triều cũ
ngoảnh tiếc Quang Trung – Từ Hải chăng?
Nhà Nguyễn, hai Đàng yên máu lửa
thơ ông thầm thét hỏi công bằng?

thương Kiều, thương Thanh – thương Cầm đó
tâm sáng, thương mình – thương cõi đời
nguồn lệ xưa sau còn mặn biển
dịu tươi trái đất, thiên tài ơi!

T.X.A.
02:, 04-12 – 08:30, 07-12 HB13 (2013)

(*) Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, Trần Xuân An xin ghi rõ “Biểu hiện Nguyễn Du”. Xin viết rõ hơn: Bài thơ này biểu hiện tâm thế và hành trạng Nguyễn Du.

(1) Tiểu Thanh trong “Đọc bài kí Tiểu Thanh” (“Độc Tiểu Thanh kí”). Kiều và Tiểu Thanh đều là hình bóng nàng Cầm (3), nguyên mẫu đã được nâng lên thành biểu tượng trong thơ Nguyễn Du…
(2) “Bài từ hành lạc” (“Hành lạc từ”), bài hai; “Bài ca trúc chi ở đất Thương Ngô” (“Thương Ngô trúc chi ca”), trong mười lăm bài…
(3) Nàng Cầm trong “Bài ca về người đánh đàn ở Thăng Long” (“Long thành cầm giả ca”). Xem thêm: “Viếng đào nương ở La Thành” (“Điếu La Thành ca giả”)…

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH

http://www.tranxuanan-writer.net

Đã đăng ở Trang thông tin điện tử Hội Nhà văn TP.HCM.:
http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-tu-tuan-hoa-giua-troi-cao.html

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: