Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Nhận thấy và góp ý về lề lối làm việc

Posted by Trần Xuân An trên 06.08.2011

hidden hit counter

Về một trong những lề lối làm việc của công an
đối với người yêu nước biểu tình,
nhận thấy & góp ý

Trần Xuân An

Qua những điểm mạng (như www. xuandienhannom. blogspot. com. www. boxitvn. blogspot. com …) hay báo chí, nhất là báo chí thuộc ngành công an, nhận thấy và góp ý như sau:

1) Khi “làm việc với công an”, theo lệ thường, có các việc phải làm:

a) Công dân bị triệu đến, bị câu lưu tự làm bản tự thuật; có chữ kí của người tự thuật.

b) Công an hỏi – ghi và người bị triệu đến, bị câu lưu trả lời bằng miệng; có chữ kí của cả hai bên.

c) Công an hỏi – ghi về lí lịch công dân bị triệu đến, bị câu lưu; có chữ kí của cả hai bên.

d) Người bị triệu đến, bị câu lưu viết bản cam kết; có chữ kí của người cam kết.

2) Một số góp ý về lề lối làm việc:

a) Các văn bản này chỉ có mỗi thứ một bản, và đều do công an lưu giữ mà thôi. Như vậy là có thể xảy ra tình trạng văn bản sẽ bị sửa chữa, thêm vào, bị cố ý đánh mất…

b) Trên các văn bản có chỗ để trống, như ở các đoạn sau dấu chấm xuống hàng, cách đoạn, ở các mục khoản trên mẫu in sẵn. Những chỗ trống sau dấu chấm xuống hàng, cách đoạn đó thường để trống, không có dấu dấu gạch nghiêng và kéo dài, biểu thị đã ngắt đoạn. Những mục khoản không điền vào thì chỉ được gạch một đường chéo ngắn hoặc cứ để trống như vậy. Những chỗ trống đó có thể sẽ bị viên công an viết thêm sau khi người bị triệu đến, bị câu lưu đã kí tên xong.

c) Các viên công an lại sử dụng bút xóa bằng sơn trắng trong các văn bản. Đây là điều tối kị. Theo lệ thường, phải gạch ngang các chữ viết không chính xác rồi viết lại ngoài lề hay phía cuối trang giấy (Tôi sửa chữa như sau:…). Nếu có bổ sung, phải đánh dấu tương tự như dấu bị chú (Tôi bổ sung như sau:…). Có hai bên cùng kí tên vào chỗ sửa chữa hay bổ sung ấy.

Lẽ ra, bốn văn bản này phải được viết trên giấy trắng có lót giấy than tốt, hay phải được sao chụp bằng máy photocopy (hay máy chụp ảnh); mỗi bên giữ một bản.

3) Thêm một góp ý quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất. Đó là về yêu cầu của viên công an, buộc công dân bị triệu đến, bị câu lưu viết đi viết lại bản tường thuật… Nếu ngày này viết bản tường thuật không đạt yêu cầu của viên công an nào đó là sẽ bị mời tiếp ngày sau, hoặc bị tạm giam (câu lưu) đến ba ngày ba đêm, thậm chí bị tạm giam nhiều đợt, mỗi đợt là ba ngày ba đêm, cho đến khi viên công an ấy đồng ý mới thôi. Như vậy, người bị triệu đến, bị câu lưu sẽ dần dần mệt mỏi, buông xuôi, đành chấp nhận viên công an gợi ý gì thì viết nấy (như trường hợp anh Nguyễn Chí Đức [*] chăng?). Về thực chất, đây là cũng cách bức cung.

Về bản cam kết, riêng trong việc biểu tình phản đối Trung Quốc, thực sự cũng là cưỡng bức cam kết [**]. Bởi lẽ, đó không phải là hành vi phạm pháp, mà chính là hành vi yêu nước, thực hiện quyền dân chủ (nhắc nhở, kiến nghị) đối với Đảng và Nhà nước, có tác động đối với công luận trong nước cũng như trên quốc tế.

Trên đây là những góp ý xây dựng.

Nếu đúng, mong các anh công an sửa đổi lề lối làm việc cho công dân được nhờ.

TXA.
06-8 HB11

[*] Anh Nguyễn Chí Đức trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 17-7-2011.

Xem video về những lời phẫn nộ của anh Nguyễn Chí Đức sau khi báo Hà Nội Mới đưa tin về vụ việc:
Bấm vào đây
( http:// banghinh. blogspot. com /2011/07/ hat-moc- ve-lo-gic-lich-su -hinh-anh-minh_25. html )

 

Ảnh lớn hơn

Báo Thanh Niên: “KHÔNG CÓ CHỦ TRƯƠNG TRẤN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC” (trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội, 02-8-2011) — Nguồn ảnh: Google search

[**] Theo các thông tin về anh Phan Nguyên:

 

Ảnh lớn hơn

 

Ảnh lớn hơn

Anh Phan Nguyên, người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc, tại TP.HCM., ngày 12-6-2011 — Nguồn ảnh: BBC & Google search

 

Ảnh lớn hơn

Về “vụ Phan Nguyên”, có thể tạm xem tại hai khung “bàn luận” ngay dưới khung chính văn này: Bấm vào đây

GÓP Ý NÀY CŨNG TRÂN TRỌNG GỬI ĐẾN TẤT CẢ CÁC NGÀNH KHÁC.

2 bình luận trước “Nhận thấy và góp ý về lề lối làm việc”

  1. txawriter said

    THAM KHẢO:
    BBCVietnamese, Cập nhật: 03:34 GMT – thứ năm, 16 tháng 6, 2011

    Sau cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 12/06, trên mạng internet lưu truyền một bức ảnh được nói là hình an ninh Việt Nam bắt người tham gia biểu tình.

    Trên bức hình gây chấn động, một người đàn ông mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm, nâng bổng trong tư thế quật ngã một nam thanh niên. Nam thanh niên này, nét mặt hoảng loạn, đã bị rớt một chiếc dép đang đi trên chân.

    Khung hình cho thấy bối cảnh là trung tâm TP HCM, gần Nhà thờ Đức Bà.

    Hai ngày sau cuộc biểu tình, người thanh niên trong ảnh lên tiếng thuật lại những gì xảy ra trên trang mạng kết nối xã hội Facebook.

    Phan Nguyên, người nhận là thanh niên trong bức ảnh mà anh nói là “bị bắt như con vật trong thế kỷ 21”, viết sự việc xảy ra vào sáng 12/06.

    “Một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực.”

    Theo Nguyên, anh đã bị đưa về trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận 1 để xác minh lý lịch.

    Qua các màn thẩm vấn kéo dài cả ngày tại UBND Quận 1 rồi UBND phường nơi anh tạm trú, Phan Nguyên được thả về nhà vào khoảng 7 giờ tối.

    Sau khi lời trần tình của Nguyên được đăng tải và nhiều người chia sẻ, có thông tin trên mạng nói bức ảnh này không liên quan tới việc biểu tình vì “đoàn tuần hành không đi qua ngả này”.

    BBC đã liên lạc với Phan Nguyên và được khẳng định tất cả những gì anh viết trên mạng xã hội là “hoàn toàn đúng sự thật”.

    Thanh niên 24 tuổi này nói: “Đoàn biểu tình đúng là đã đi qua Nhà thờ Đức Bà. Lúc đó có ý kiến vòng lại Lê Duẩn hướng Lãnh sự quán Mỹ, lúc qua đằng sau Nhà thờ Đức Bà thì bị chia đôi ngả và chúng tôi bị kẹt giữa bùng binh Nhà thờ Đức Bà”.

    “Trước tôi đã có một người bị bắt, sau đó cũng có một bạn khác bị bắt. Cả hai người này đều đã được thả ngay trong ngày.”

    Câu chuyện của Phan Nguyên

    BBC: Làm sao Nguyên biết người bắt mình là công an?

    Phan Nguyên: Lúc đó thì không biết, vì anh đó mặc thường phục, tự nhiên xông vào ôm chặt lấy mình. Phản ứng đầu tiên của tôi dĩ nhiên là chống cự lại để tự vệ, rồi cả chạy trốn nữa.

    Anh đó không đưa thẻ nên không biết là công an, chứ nếu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.

    Chỉ sau khi họ mang tôi về trụ sở UBND quận 1 giao cho công an thì tôi mới biết anh ta là an ninh mặc thường phục.

    BBC: Trên bức ảnh, không thấy người biểu tình xung quanh?

    Phan Nguyên: Đó là vì anh công an đã lôi vác tôi đi quãng 20m ra khỏi chỗ người tuần hành đứng.

    Nhiều người xem ảnh bình luận có thể anh ta khỏe, giỏi võ, nhưng tôi chắc chủ yếu là vì mình nhỏ con, có độ 48-49 ký à.

    BBC: Sau đó tại trụ sở UBND, Nguyên nói đã bị đánh?

    Phan Nguyên: Lúc ban đầu, chắc là mình cũng có tìm cách chạy ra ngoài, các anh đó bức xúc và nóng tính nên làm như vậy. Sau có người can thiệp thì họ thôi không đánh nữa.

    BBC: Hành xử thô bạo như vậy của công an chắc là điều Nguyên không nghĩ tới trước khi quyết định tham gia tuần hành?

    Phan Nguyên: Tôi tham gia biểu tình vì nghĩ đây là nghĩa vụ của một công dân khi đất nước bị kẻ thù xâm phạm, nên mình cần biểu lộ tinh thần, ý thức của cá nhân.

    Khi cùng các bạn xuống đường, quả thực không nghĩ lại bị công an đối xử như vậy. Nhưng dấn thân thì phải chịu thôi.

    Sau khi được về nhà, được hoàn trả đầy đủ giấy tờ thì cũng không có ai gọi điện hỏi han hay làm khó dễ gì.

    BBC: Tò mò một chút, chiếc dép bị mất trên bức hình đã tìm lại được chưa?

    Phan Nguyên: (cười) Có, người bạn đi cùng lượm được sau đã giao lại cho tôi cả đôi.

  2. txawriter said

    THAM KHẢO:
    PHAN NGUYÊN KỂ LẠI VỤ VIỆC TRÊN ĐIỂM MẠNG CỦA ANH:

    Tôi Phan Nguyên là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12 tháng 6, 2011) như một con vật giữa thế kỷ 21 này. Vào buổi sáng 12 tháng 6 tôi cùng đoàn biểu bình tuần hành qua Nhà thờ Ðức Bà, bên phía công viên đối diện hình như xảy ra vụ “bắt bớ”. Ðoàn biểu tình chia làm 2 hướng, 1 một hướng về dinh Ðộc Lập, 1 hướng về đường Lê Duẩn, chúng tôi bị kẹt giữa đường, ngay bùng binh Nhà thờ Ðức Bà.

    Ngay lập tức, một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực (như bức ảnh các bạn đang thấy). Kinh.

    Tôi bị đưa vào Ủy Ban Nhân dân Quận 1 trên đường Lê Duẩn, tại đây tôi bị đẩy vào một góc và bị ăn 2 cú lên gối (chỉ bị đau tay thôi, rất may, hi) lại một lần thất kinh.

    Rất may, một anh an ninh (chắc cũng sếp lớn) ra can thiệp và tôi không bị đánh nữa. Tiếp theo là màn làm việc xác minh lý lịch. Tôi hợp tác 100%, hỏi gì trả lời nấy, chẳng có gì che giấu (anh làm việc với tôi rất lịch sự). Khoảng 12 giờ trưa tôi bị đau bao tử và rất đói. Nên tôi đề nghị được ăn trưa và cung cấp 2 viên Maalox. Ðúng như anh em nói đùa trưa 12 tháng 6 tôi ăn cơm nhà nước “một bún gạo” và Maalox thì chưa thấy.

    Làm việc nói cho mỹ miều thôi, chứ cũng xác minh tôi là cái thằng nào thôi (mà chung quy, tôi chả là thằng nào, chỉ một thằng bày tỏ lòng yêu nước. Thế mới đau), hỏi han thăm dò đến khoảng 14 giờ là kết thúc và nội dung thì cũng xoay quanh: Sơ yếu lý lịch, đi biểu tình với ai, tại sao lại đi… những câu hỏi đã gặp năm 2007.

    Nghỉ giải lao 15 phút, thì đến màn đấu tranh tư tưởng, nào là giải thích đúng sai về đi biểu tình, đi biểu tình với cỡ pháp lý nào, đã có đảng nhà nước lo rồi… tâm lý chiến nữa, ghê lắm!

    Tôi dân Quảng Nam, cũng ham hố lắm tranh luận tơi bời, biểu tình được Hiến Pháp Việt Nam cộng nhân, nhưng chưa có luật điều chỉnh. Vậy cho nên, công dân có thể làm những gì luật pháp không cấm. Chắc cũng vì lý do đó, tôi được rất nhiều anh an ninh ra “trò chuyện”.

    Khoảng 16 giờ thì một anh an ninh (theo phong cách, tôi nghĩ là sếp) có cầm theo chứng minh thư của tôi đến gặp tôi (tôi tưởng mình được thả, chỉ là tưởng bở thôi), và yêu cầu tôi viết cam kết không đi biểu tình nữa thì sẽ được về.

    Tôi kiên quyết không viết cái cam kết vô lý đó, khoảng 16 giờ 30 xe công an phường 7 (nơi tôi tạm trú) đưa tôi về trụ sở công an phường tiếp tục làm việc. Lại làm việc, thực nực cười, cũng chỉ những câu hỏi lúc sáng thôi, không có gì mới lại còn không chi tiết bằng nữa.

    Làm việc tại công an phường khoảng 18 giờ là xong và ngồi đợi. Ngồi không, nhưng tại trụ sở công an cảm giác sẽ như thế nào? Ðến 18 giờ 30 mình yêu cầu được ra về nếu tạm giữ thì cung cấp cho mình lệnh tạm giữ. Anh trực ban tại phường rất ôn hòa, giải thích mình sẽ không bị tạm giữ qua đêm, ơn trời. 15 phút sau bên an ninh xuống xác nhận, và mình được trả lại CMND, điện thoại di động. Dĩ nhiên là được ra về.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: