Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

Phe phan nha bao Nguyen Hoan

Posted by Trần Xuân An trên 17.01.2009

hidden hit counter

PHÊ PHÁN NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN (Báo Quảng Trị) (1)

Tôi vừa nhận được một thông báo từ bạn bè: nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị), lần thứ 2, viết báo một cách thiếu công tâm (liên quan đến đề tài chính mà tôi nghiên cứu). Bài báo mới đây nhất của Nguyễn Hoàn, viết về sự kiện giải oan cho nhân vật Nguyễn Văn Tường (1824-1886), đăng trên tạp chí điện tử Văn Chương Việt (hình như do một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo chủ trương, thực hiện), ngày 14-01- ”08.

Nội dung bài báo, theo bạn bè mách bảo, tôi đã tìm đọc, đúng là Nguyễn Hoàn cướp đoạt công sức và trí tuệ của tôi và nhiều nhà sử học khác để đề cao những kẻ có thế lực và tiền bạc.

Đây là một việc làm có hệ thống mà nhà báo Nguyễn Hoàn chỉ là tay sai cho thế lực chính trị nào đó trong nước hoặc bị mua chuộc bởi tiền bạc của những người ở nước ngoài. Đó cũng là âm mưu quấy rối, làm phân trí bản thân tôi.

Xin hãy xem những tập kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường thì rõ:

1) Kỉ yếu hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, ĐHSP. TP.HCM., 1996

2) Kỉ yếu hội thảo khoa học về đề tài “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1884-1886)”, Hội KHLS. TT-Huế, 2002 (đã xuất bản dưới dạng sách in: PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải”, Nxb. VHTT., 2006)

Đọc kĩ những bài tham luận trong 2 kỉ yếu đó, sẽ thấy ai là người giải quyết rốt ráo nhất về Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

Tôi khẳng định là tôi không cần đến tư liệu chưa được chứng thực ở Pháp mà Từ Vân và bà Oanh tìm kiếm, đem về nước vào năm 2003, 2004 (sau khi tôi đã hoàn tất cả bốn đầu sách), mặc dù cuốn sách nào của tôi, tôi cũng liệt kê thêm cho đầy đủ sự đóng góp tìm kiếm tư liệu này (và tên tuổi các nhà sử học có tham luận). Số tư liệu ấy chỉ có giá trị bổ trợ, nếu chúng đã được chứng thực, giám định khoa học thực nghiệm. Cường điệu, quan trọng hóa quá đáng về số tư liệu này là có dụng ý không trong sáng, là rơi vào bẫy chịu lệ thuộc cựu thù thực dân.

Ngoài ra, tôi là người duy nhất đã nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và viết về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đến bốn đầu sách (cả 04 đầu sách đều đã xuất bản chính thức bằng sách in giấy(2)).

Tôi đã biết, đây là âm mưu li gián, âm mưu cướp công của thế lực chính trị nào đó, của những người có tiền bạc mà nhà báo Nguyễn Hoàn là kẻ thiếu công tâm. Chưa nói đến tình bạn bè, sự quen biết giữa tôi và Nguyễn Hoàn là khá đủ để Nguyễn Hoàn biết đến quá trình nghiên cứu, viết sách, xuất bản sách của tôi (2). Vì thế, không thể không phê phán công khai Nguyễn Hoàn về sự thiếu công tâm ấy. Đây là lần thứ 2 Nguyễn Hoàn thể hiện tâm địa của anh ta (lần thứ nhất, tháng 6-2007).

Trần Xuân An

17-01 HB9 ( 2009 )

(1) Bài viết này được viết sau thư điện tử gửi Nguyễn Hoàn và nhóm bạn bè của tôi, hôm qua 16-01-”09.

(2) Xem trên WebTgTXA. : http://tranxuanan.writer.googlepages.com

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danh_mtpham-tranxuanan

15 bình luận to “Phe phan nha bao Nguyen Hoan”

  1. txawriter said

    19-01 HB9 ( 2009 )

    THƯ TRẢ LỜI CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN (BÁO QUẢNG TRỊ)

    từ hoan nguyen
    trả lời: ng_hoanphuong@yahoo.com

    tới Tran Xuan An

    cc Ngô Vuu (nhà giáo Ngô Vưu),
    VinhBa NguyenPhuc (nhà giáo, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba),
    Nguyen Phuc Vinh Ba (nhà giáo, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba),
    Nguyên Võ Nguyên (nhà văn Võ Nguyên [Võ Văn Tám]),
    Tam VoVan (nhà văn Võ Nguyên),
    Pham Ba Thinh (giảng viên Phạm Bá Thịnh),
    Ton That Dung (TS. Tôn Thất Dụng),
    Le Phuoc Sinh (nhà giáo Lê Phước Sinh),
    Le Thi Bac Nha (nhà giáo Lê Thị Bác Nhã),
    Luyến Võ Văn (nhà thơ Võ Văn Luyến),
    Lê Tiến Công (ThS. Lê Tiến Công),
    letiencong2002 (ThS. Lê Tiến Công),
    HOAN NGUYEN bao Quang Tri (nhà báo Nguyễn Hoàn),
    nguyenboinhien BoiNhien (nhà báo Nguyễn Bội Nhiên),
    NguyenThiThuNguyet-usa (cựu nhà giáo Nguyễn Thị Thu Nguyệt),
    tansi nguyen (nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ),
    Vo Van Hoa (nhà giáo, nhà thơ Võ Văn Hoa),
    Duc Duc Le (nhà báo Lê Đức Dục),
    leduc duc (nhà báo Lê Đức Dục)

    ngày 07:56 Ngày 19 tháng 1 năm 2009
    chủ đề Thu gui anh Tran Xuan An ve chuyen Nguyen Van Tuong
    được gửi bởi yahoo.com
    xác thực bởi yahoo.com

    ẩn chi tiết 07:56 (47 phút trước đây) Trả lời

    Kính gửi anh An

    Tôi vừa nhận được thư anh gửi cho tôi và những người khác. Xét thấy chuyện anh đề cập chẳng liên quan gì đến tôi và bài viết của tôi về Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường nên nhẽ ra tôi khỏi phải lên tiếng. Nhưng vì thư anh không chỉ gửi cho tôi mà còn gửi cho những người khác, nên để tránh đi một sự ngộ nhận có thể xảy ra, tôi xin có đôi dòng này.

    Bài của tôi viết về Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đã nêu đầy đủ công lao của giới sử học, giới nghiên cứu cả nước và cả “những nhà sử học bất đắc dĩ” như mẹ con bà Oanh (nói theo cách của nhà sử học Dương Trung Quốc) trong việc nỗ lực giải oan cho Nguyễn Văn Tường. Công lao đó là công lao chung của cộng đồng, không riêng ai có thể độc quyền kể công được. Riêng về đóng góp của mẹ con bà Oanh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận qua các hội thảo, hội nghị khoa học và ghi rõ cả trên văn bia Nguyễn Văn Tường, đây là chuyện như đinh đóng cột, khỏi phải bàn cãi.

    Chuyện về Nguyễn Văn Tường, giới sử học đã hội thảo khá nhiều nhưng chưa ngã ngũ. Mãi đến khi giáo sư Nguyễn Văn Kiệm gợi ý cần có thêm nguồn tài liệu từ phía Pháp để làm rõ thêm và mẹ con bà Oanh đã tìm được thì việc chứng minh về Nguyễn Văn Tường mới được minh bạch hoàn toàn.

    Anh viết trên mạng, chắc anh thừa hiểu rằng phải gìn giữ văn hóa của người cầm bút, chứ không phải thích viết gì thì viết, muốn xúc phạm ai cũng được. Anh xúc phạm người khác, anh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!

    Chắc anh có thừa bình tâm suy xét vấn đề. Nhân dịp năm mới, kính chúc anh mạnh khỏe, vạn hạnh!

    Kính thư
    Nguyễn Hoàn

    Trên đây là nguyên văn điện thư trả lời của nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị), qua YahooMail và GoogleMail. Theo lệ internet (để tránh những sự cố bất trắc), điện thư ấy được gửi kèm đến nhiều người bạn khác. Sau đây là điện thư trả lời của tôi:

    THƯ TRẢ LỜI CỦA TRẦN XUÂN AN (19-01 hb9 [ 2009 ]):

    1) Bàn chuyện này, lẽ ra nên bàn trên báo in giấy một cách rõ ràng (bảo đảm không bị biên tập, kiểm duyệt theo hướng có lợi cho tòa soạn hoặc cho những ai đó), để yên tâm khỏi bị sửa chữa trang mạng vi tính toàn cầu (inter-web); và cùng lúc báo in giấy phát hành, nên đưa lên các điểm mạng (website), báo điện tử.

    2) Việc kể công riêng cho một cá nhân nào, anh phải đọc lại bài báo của anh mới đây nhất về đề tài giải oan cho nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) để tự trả lời. Anh đã đọc bốn (04) đầu sách tôi viết (biên soạn, biên khảo, truyện kí – dạng khảo cứu) và đã xuất bản (2004, 2006, 2008), chắc anh đã thấy, tôi luôn cho in thêm danh mục các nhà nghiên cứu sử học đã có tham luận trong các hội thảo, hội nghị về Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kể cả việc bà Nguyễn Thị Oanh, cô Từ Vân có đóng góp công sức trong việc tìm kiếm tư liệu tại Pháp, Tahiti, thậm chí tôi chú thích rất kĩ các nguồn tư liệu, ý kiến kiến giải của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo từ trước đến nay về Nguyễn Văn Tường, kể cả ý kiến phê phán, đồng thời liệt kê danh mục sách báo tham khảo…

    Tôi nghiên cứu, viết sách, bài báo một cách tuyệt đối độc lập với tinh thần khoa học và sòng phẳng như thế. Điều đó thể hiện trên giấy trắng mực đen.

    Còn anh dùng từ “cộng đồng” với ý nghĩa gì, không cụ thể, tôi không rõ.

    3) Tuy thế, tôi khẳng định những dòng trong bài viết “Phê phán nhà báo Nguyễn Hoàn” (18-01-‘’09) là đúng đắn:

    “Xin hãy xem những tập kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường thì rõ:

    1) Kỉ yếu hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, ĐHSP. TP.HCM., 1996;

    2) Kỉ yếu hội thảo khoa học về đề tài “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1884-1886)”, Hội KHLS. TT-Huế, 2002 (đã xuất bản dưới dạng sách in: PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải”, Nxb. VHTT., 2006).

    Đọc kĩ những bài tham luận trong 2 kỉ yếu đó, sẽ thấy ai là người giải quyết rốt ráo nhất về Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

    Tôi khẳng định là tôi không cần đến tư liệu chưa được chứng thực ở Pháp mà Từ Vân và bà Oanh tìm kiếm, đem về nước vào năm 2003, 2004 (sau khi tôi đã hoàn tất cả bốn đầu sách), mặc dù cuốn sách nào của tôi, tôi cũng liệt kê thêm cho đầy đủ sự đóng góp tìm kiếm tư liệu này (và tên tuổi các nhà sử học có tham luận). Số tư liệu ấy chỉ có giá trị bổ trợ, nếu chúng đã được chứng thực, giám định khoa học thực nghiệm. Cường điệu, quan trọng hóa quá đáng về số tư liệu này là có dụng ý không trong sáng, là rơi vào bẫy chịu lệ thuộc cựu thù thực dân.

    Ngoài ra, tôi là người duy nhất đã nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và viết về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đến bốn đầu sách (cả 04 đầu sách đều đã xuất bản chính thức bằng sách in giấy [1])”.

    Tôi khẳng định thêm rằng, những kiến giải của tôi về điểm mấu chốt là vai trò Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong cuộc Kinh đô quật khởi và bị thất thủ và hai tháng sau đó là của riêng tôi. Và những gì tôi viết về đề tài này, tôi đều có những đóng góp mới mẻ của chính tôi. Xin nhắc lại: Những ý kiến của người nghiên cứu trước đây và hiện nay tôi đều ghi rõ xuất xứ trong bốn (04) đầu sách đã xuất bản.

    4) Tôi nghĩ anh có ý thức rõ rệt anh viết bài báo vừa rồi với mục đích đề cao những ai và cố tình lãng quên những ai.

    Anh xem lại trang mạng vi tính này trên WebTgTXA. để nhớ lại buổi lễ dựng bia giải oan cho nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (tháng 6-‘’07) tại Quảng Trị:

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

    Đó là buổi lễ mà tôi và nhiều nhà nghiên cứu sử học khác không được mời tham dự. Tấm bia anh nói đến, tôi có góp ý về nội dung chính nhưng cũng không được tiếp thu (phần phụ ở tấm bia tôi không rõ).

    Anh Nguyễn Hoàn,

    Trên đây là những điều tôi đề nghị anh lưu ý.

    Thiết tưởng cũng cần nói thêm:

    Sự gây rối về bản quyền sách, bài báo nhắm dụng ý gì, tôi biết (cướp đoạt quyền sở hữu trí tuệ của tôi về sau, chẳng hạn). Tôi — một người đầu tiên và duy nhất viết và xuất bản đến bốn đầu sách về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) — lại không được mời tham dự lễ giải oan chính thức cho ông là nhằm mục đích gì, thủ đoạn gì, trước mắt và về sau, tôi biết. Tôi rất khó trả lời vì sao không được mời, thậm chí bị ngộ nhận này khác (tôi chưa nói đến thủ đoạn của ai đó tạo ra sự gây gổ giữa tôi và PGS.TS. Đỗ Bang để làm cớ không mời, nhằm che đậy âm mưu sâu xa, về lâu về dài kia [2]).

    Hiện nay tôi cũng đang bị rơi vào tình thế “kẹt giữa hai làn đạn”: một bên là hải ngoại cùng Thiên Chúa giáo và các cường quốc; một bên là chính quyền trong nước gồm báo chí nước ta (anh là một nhà báo trong biên chế). Trong thực tiễn xã hội, “hai làn đạn” này lại không có “trận tuyến” rõ rệt, mà vô cùng phức tạp! Tôi cũng hiểu nguyên nhân là do tư tưởng của tôi vốn rất độc lập nên bị “kẹt giữa hai làn đạn” như vậy. Tôi cũng hiểu chính sách trí vận, kiều vận thể hiện qua báo chí nước ta.

    Anh dọa đưa tôi ra tòa án vì tôi kết án anh bị mua chuộc, làm tay sai?

    Quả thật, tôi không có bằng chứng nào, ngoài chính bài phỏng vấn, những bài viết của anh về đề tài này (anh chỉ ghi nhận, phản ánh với tư cách phóng viên, chứ chẳng nghiên cứu đề tài này bao giờ). Chỉ hai bài viết của anh, trong tháng 6-‘’07 và mới đây, 01-‘’09, cho tôi thấy anh hoặc bị hối lộ tiền bạc của kẻ có tiền hoặc anh là nô bút của thế lực chính trị nào đó hoặc anh đang thực hiện nhiệm vụ kiều vận, đồng thời đề cao vai trò của các chức sắc (thực ra là cho Nhà nước) một cách thiếu công tâm.

    Nếu kể thêm chút tình quen biết giữa anh và tôi (những người cầm bút), tôi cảm thấy nhà báo Nguyễn Hoàn là một kẻ đáng sợ vì thiếu cả chút lương thiện cầm bút tối thiểu. Một kẻ xa lạ, tôi không lấy gì làm kinh ngạc đâu trước sự thể này, nhưng đối với anh, tôi phải nói rõ: Người làm báo như anh quả là nguy hiểm cho xã hội, trong đó có tôi.

    Trước hết, nên tranh luận trên báo chí in giấy và sau đó đưa lên mạng vi tính liên thông toàn cầu.

    Tôi không ngại gì việc phải đối chất với anh trước tòa án, nếu tòa án được xử công khai, có phóng viên khắp các nước chứng kiến. Nhưng buồn cười thay, anh chẳng có vai trò nào trong vụ việc này, ngoài vài bài báo nói trên. Anh chỉ là “vật tế thần” cho thế lực nào đó. Thế lực nào đằng sau anh mới xứng đáng để cùng tôi đối chất. Mong rằng những thế lực nào đó hãy ra mặt trước toàn xã hội, đừng để nhà báo Nguyễn Hoàn làm vật hi sinh. Tôi đâu phải ngây ngô và cũng hoàn toàn không muốn làm kẻ ngây ngô đáng cười trong một tấn tuồng giả tạo, khi phải đối chất với anh, chứ không phải thế lực nào kia.

    Trân trọng,
    Trần Xuân An
    19-01 HB9 ( 2009 )

    (Thư này đã gửi đến các địa chỉ trên và đã đưa lên WebTgTXA., theo cung cách thư từ hành chính, khiếu tố với các cụm từ: “Kính qua”, “Để biết”, “Để lưu”… Mong các bạn, các anh thông cảm trong điều kiện sử dụng internet. Mong nó sẽ được đăng trên các báo in giấy, báo điện tử, cho rộng đường công luận)

    __________________________

    [1] Số sách tôi viết (sưu tập, biên soạn, khảo cứu, truyện kí dạng khảo cứu) gồm năm (05) đầu sách, nhưng có một đầu sách sưu tập (không xuất bản) không đáng kể:

    1. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) — THƠ — VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG, biên soạn (khảo luận, chú giải…)

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/tho_nvt-vnvcnthvttuong

    2. (16a) TIỂU SỬ BIÊN NIÊN PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP, biên soạn (lược ghi & kiến giải)

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/tieu_sbnpcdtnvtuong

    3. (16b) NHỮNG TRANG “ĐẠI NAM THỰC LỤC” VỀ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VÀ NHỮNG SỰ KIỆN THỜI KÌ ĐẦU CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001: Bản thảo tuyển chọn đã hoàn tất (2001); chưa gõ phím vi tính trọn cuốn (xem ở phần phụ lục tập I: TƯ LIỆU GỐC, đề mục 16a). Link hình ảnh tập sách tư liệu — phụ lục — phần 2, 16b

    Lưu ý: Tập 16a (đã xuất bản, 2006) và tập 16b (đã xuất bản một phần theo tập 16a) là một bộ sách.

    Tập 16b chỉ là những trang được người biên soạn Trần Xuân An tuyển chọn từ bản dịch ĐNTL.CB., do Tổ Phiên dich Viện Sử học Việt Nam dịch; vì thế cho nên, bản quyền bản dịch ở tập 16b này vẫn thuộc các dịch giả trong thời hạn luật định (bản quyền nguyên bản của Quốc sử quán triều Nguyễn đã hết hạn), Trần Xuân An có công tuyển chọn, nên là sở hữu chủ của tập 16b, nhưng chỉ được hưởng % bản quyền nào đó về tài chính (nếu có).

    Khác với tập 16b, người biên soạn Trần Xuân An lại hoàn toàn giữ bản quyền về mọi phương diện đối với tập 16a.

    Xin lưu ý thêm: Trong tình xuất bản, tiêu thụ sách, nhất là loại sách nghiên cứu, hiện nay, bản quyền thực chất chỉ đơn thuần về mặt tinh thần, thậm chí không thu hồi được nguồn vốn tài chính bỏ ra trong việc xuất bản.

    4. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA, khảo luận sử học

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/nguyen_vtnntntxtkhduoc

    5. PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử (trọn bộ 4 tập, in thành một cuốn)

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong

    [2] Xem thêm: Về bản quyền, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ:

    https://txawriter.wordpress.com/category/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/banquyen

    __ __ __ __ __ __ __

    Có bổ sung thêm dăm ba dòng chữ: 20:00, 19-01 HB9

  2. txawriter said

    THƯ CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN

    từ hoan nguyen
    trả lời: ng_hoanphuong@yahoo.com

    tới Tran Xuan An

    ngày 13:49 Ngày 19 tháng 1 năm 2009
    chủ đề Re: Thu gui anh Tran Xuan An ve chuyen Nguyen Van Tuong
    được gửi bởi yahoo.com
    xác thực bởi yahoo.com

    ẩn chi tiết 13:49 (23 phút trước đây) Trả lời

    Tôi chấm dứt trao đổi với anh ở đây. Tôi sẽ đề nghị pháp luật buộc anh phải xin lỗi, bồi thường về việc anh đã xúc phạm nghiêm trọng đến tôi và không chỉ đến tôi.

    Tôi không cho phép anh đưa thư tín cá nhân của tôi gửi lên mạng, dù là thư gửi phản ứng những việc làm sai trái của anh.

    Xin chấm dứt!

    THƯ TRẢ LỜI CỦA TRẦN XUÂN AN

    Anh Nguyễn Hoàn,

    Tôi không sợ một chút nào về sự thách thức đưa sự việc này ra tòa án.

    Tôi chỉ thấy buồn cười vì anh chỉ là vật tế thần. Nói rõ ra, bởi anh không nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) bao giờ, anh chỉ ghi chép và ghi nhận với tư cách phóng viên, nhưng ghi nhận một cách cố tình thiếu công tâm về quyền sở hữu trí tuệ. Tôi ra tòa án để đối chất với những thế lực, những ai đó kia, đằng sau anh, chứ không phải anh.

    Tôi quá biết trò đánh tráo đối tượng và ngụy tạo nguyên nhân để đưa ra tòa án, nhằm tránh việc đối chất với đối tượng chính và tránh xoáy sâu đúng nguyên nhân chính. Ví dụ: Thay vì đưa anh Lê Văn X. ra tòa vì những nguyên nhân quan trọng (như chính trị, sử học…), phải đối chất với những quan chức, nhà nghiên cứu quan trọng, những người Nhà nước cần mua chuộc (Việt kiều…), người ta sẽ truy tố Lê Văn X vì tội một tội thường phạm ngụy tạo vớ vẩn nào đó (như vu cho anh ta tội đánh chén con gà, con lợn nhà ai đó…).

    Về thư tín của anh, tôi vẫn đưa lên mạng, vì tôi chỉ có mỗi một mình tôi, và tôi đã ghi rõ trong thư hồi báo tự động rồi: Thư phải gửi cho nhiều người (nghĩa là thư nào cũng là thư công khai); đồng thời trên trang web của tôi (mục Thông báo cập nhật): Thư tín có thể công khai nếu thấy cần thiết (1). Anh nên biết là tôi chỉ một mình, ngay cả khi tôi đang sống trong gia đình riêng của tôi với vợ con (2). Thư này của anh, tôi vẫn đưa lên web như đã thông báo.

    Vả lại, bài viết của anh anh đã công bố trên báo điện tử, tôi phải phản hồi cho mọi người cùng biết. Tôi rất mong những phản hồi này sẽ được đăng trên báo in giấy và báo điện tử.

    Anh chưa thể hiện sự công tâm về quyền sở hữu trí tuệ trong vài bài báo anh đã đăng trên báo chí, về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886), anh phải xin lỗi tôi và anh phải xin đính chính!

    Trân trọng,
    Trần Xuân An
    14:40, 19-01 HB9 ( 2009 )

    (Thư này đã được gửi đến nhiều người bạn [với địa chỉ như trên] và đến nhà báo Nguyễn Hoàn).
    _______________________________

    (1) Nguyên văn: “NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG (TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)…”.

    (2) Vợ tôi mải mê với việc buôn bán kiếm sống. Hai đứa con tôi không can dự gì vào việc tham dự vào internet của tôi, thậm chí hai cháu còn bị kẻ xấu xúi xiểm làm phiền hà, rối trí tôi nữa. Tôi biết tôi đang bị cô lập, do âm mưu thâm độc của những thế lực, những kẻ xấu ấy.

    (Ghi chú thêm: DO ĐÓ, TỪ RẤT LÂU, TÔI ĐÃ ĐỀ NGHỊ CÔNG AN & NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐẶT MÁY QUAN SÁT Ở NƠI TÔI ĐỂ MÁY VI TÍNH. Trên web, tôi cũng đã viết, tôi đồng ý để bất kì một nhóm tư nhân nào đó đặt máy quan sát như vậy, nếu họ có thiện chí, công tâm và nếu có cơ chế phối hợp trong nhóm bảo đảm được tính khách quan, vô tư, trung thực. Nhóm ấy có thể là Yahoo, Google, MSN., Dotster, WordPress…).

  3. txawriter said

    CÁC KHUNG WEB-BLOG TRÊN ĐÃ ĐƯỢC KÍNH GỬI ĐẾN WEBSITE TRUNG TÂM VĂN HÓA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ ĐỒNG KÍNH GỬI ĐẾN CÁC ĐỊA CHỈ ĐIỆN THƯ DƯỚI ĐÂY. MONG TẤT CẢ QUÝ VỊ THÔNG CẢM TRONG ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG INTERNET (RẤT DỄ LÂM VÀO NHỮNG SỰ CỐ BẤT TRẮC), VÀ VUI LÒNG ĐĂNG TẢI TRÊN BÁO CHÍ CÔNG KHAI, LƯU TRỮ GIÚP. THÀNH THẬT CẢM ƠN.

    Kính gửi BBT. Tạp chí điện tử NHÀ VĂN (TT.VH. Hôi Nhà văn VN.)

    Tôi đã đọc bài “Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường” của Nguyễn Hoàn.

    Tôi đã trao đổi với Nguyễn Hoàn.

    Xin gửi những lá thư trao đổi ấy đến BBT. website Nhà văn (nhavan.vn) để được đăng tải cho rộng đường dư luận.

    Thành thật cảm ơn trước.

    Trân trọng,
    Kính thư,
    Trần Xuân An

    ____________________________

    Danh sách các địa chỉ (gửi ngày 19-01 HB9):

    TTVanhoaHoiNhavanVietNam (Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam), bccBBCViet bbcVIET (BBCVietnamese), tran thanh giao (nhà văn Trần Thanh Giao), Thanh Nien (Báo Thanh Niên), tuoitre (Báo Tuổi Trẻ), tuoitre@hcm.fpt.vn (Báo Tuổi Trẻ), “Bao Cong An TP.HCM – Lai Van Long, Le Hoang Dung” (Báo Công An TP.HCM., nhà báo Lại Văn Long, nhà báo Lê Hoàng Dũng), Bao SGGP (Báo Sài Gòn Giải phóng), vu hong (nhà văn Vũ Hồng), VuHong (nhà văn Vũ Hồng), Trinh Buu-Hoai (nhà thơ Trịnh Bửu Hoài), HOANG TRAN (TS. Trần Hoàng), dung hoang (PGS.TS. Hoảng Dũng), Luyến Võ Văn (nhà thơ Võ Văn Luyến), leduc duc (nhà báo Lê Đức Dục), Ngô Vuu (nhà giáo Ngô Vưu), Nguyên Võ Nguyên (nhà văn Võ Nguyên [Võ Văn Tám]), Tam VoVan (nhà giáo Võ Văn Tám)

    Danh sách các địa chỉ (gửi ngày 20-01 HB9):

    “TTVanhoaHoiNhavanVietNam” Cc: “bccBBCViet bbcVIET” , “tran thanh giao” , “Thanh Nien” , “tuoitre” , tuoitre@hcm.fpt.vn, “Bao Cong An TP.HCM – Lai Van Long, Le Hoang Dung” , “Bao SGGP” , “vu hong” , “VuHong” , “Trinh Buu-Hoai” , “HOANG TRAN” , “dung hoang” , “Luyến Võ Văn” , “leduc duc” , “Ngô Vuu” , “Nguyên Võ Nguyên” , “Tam VoVan” , “tsoanthanhnien toasoanthnien” , “toasoanTNIEN tsthanhnien” , “bacnha nguyenthi” (nhà giáo Lê Thị Bác Nhã), “Sinh Le Phuoc” (nhà giáo Lê Phước Sinh), “Chien Nguyen” (nhà giáo, tác giả Nguyễn Chiến)…

    TRẦN XUÂN AN
    19 & 20-12 HB9 ( 2009 )

  4. txawriter said

    GÓP Ý VỀ CÔNG KHAI HÓA THƯ TÍN VÀ TÁC PHẨM TRÊN INTERNET

    Kính gửi WebTgTXA
    và quý blogger/s, quý anh chị cầm bút tham gia internet

    Thư từ, cho dù viết dưới hình thức viết tay, gửi qua bưu điện, hay gõ bàn phím, gửi qua đường truyền, mạng điện thư (e-mail), đều được người viết viết lúc một mình. Sáng tác, viết nghiên cứu cũng vậy. Đó là những công việc rất cô độc (một mình) nhưng không cô đơn, vì có thể và thường khi viết là đang đối thoại với ai đó hoặc hướng đến đối tượng nào đó.

    Điện thư không có thủ bút nhưng có IP và có bản sao tự động, lại có phần “đầu thư có các tiêu đề đầy đủ” (phần “header”). Nếu điện thư được gửi kèm đến nhiều địa chỉ là rất đáng yên tâm.

    Những tác phẩm ngắn, về sáng tác, như thơ, tùy bút, tản văn, truyện ngắn, thường hoàn tất trong thời gian ngắn. Những tác phẩm dài hơi như sách biên khảo, nghiên cứu, tiểu thuyết lại phải đọc tài liệu, sách báo, phải viết trong thời gian dài, hàng tháng, thậm chí hàng năm.

    Viết và hoàn tất trong thời gian ngắn thì có thể chỉ một mình mình biết, nhưng viết trong thời gian dài, có người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết.

    Tôi biết anh Trần Xuân An không muốn vợ con bị liên lụy hay bị những kẻ xấu thù ghét, nên anh nói thế, chứ tôi thấy tên vợ con anh được anh ghi ở trang đầu sách (đã xuất bản, sách in giấy và sách điện tử) với lời đề tặng thân thương, quý mến lắm đấy chứ. Đó là chưa nói những bài thơ anh có đề tặng vợ con, cũng đã xuất bản với cả hai hình thức. Đó là những người chứng tốt nhất (cho dù vợ con khác quan điểm với anh ở chương này, trang nọ).

    Như vậy, không có gì đáng băn khoăn, âu lo.

    Mong anh và quý vị yên tâm.

    Tuy nhiên cũng cần gửi điện thư và nhận điện thư với nhiều địa chỉ gửi kèm như lâu nay. Công bố tác phẩm trên điểm mạng (website, weblog), không có gì tốt hơn là cũng báo cho bạn bè, người đọc quen thuộc biết ngay tức khắc (hơi phiền nhau một chút cũng không sao). Đó là thông lệ internet. Nói chung, không gì hơn các từ ngữ CÔNG KHAI, DÂN CHỦ và QUAN TÂM LẪN NHAU.

    Chúng ta phải làm chủ và “nắm đằng cán” thư từ, tác phẩm của chúng ta, nhất là tác phẩm vì đó là trí tuệ, tâm huyết của mỗi người viết, đừng quá lo ngại.

    Thân kính,
    Trần Văn Tín (Dầu Dây, Đồng Nai)

    WebTgTXA. trả lời:

    Xin cảm ơn ông đã cung cấp một số kinh nghiệm sử dụng mạng vi tính toàn cầu (internet) để gửi điện thư và công bố tác phẩm. Nhưng theo tôi nghĩ, thư viết bằng thủ bút và tác phẩm đăng trên báo in giấy sau đó đưa lên web, như thế vẫn tốt hơn. Cũng rất cần có trại sáng tác, trại nghiên cứu.

    Nhưng, thưa ông, vấn đề này tôi và nhiều người đọc cũng đã bàn luận nhiều ở đề mục bản quyền trên web này. Nay xin được bổ sung thêm kinh nghiệm của ông.

    Đề mục này, chủ đề của nó là “Phê phán nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị)”, chứ không chỉ về bản quyền, điện thư. Nếu có thể, ông cho ý kiến. Xin cảm ơn trước.

  5. txawriter said

    ĐIỆN THƯ CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH GIAO ( 20-01-”09 )

    Tôi đã nhận được tin anh. Tôi thấy anh gửi bài đến nơi đã đăng ý kiến Nguyễn Hoàn (TTVH HNVVN) là đúng rồi. Ở đó có trách nhiệm trả lời bài của anh. WTTG chủ yếu đăng sáng tác cá nhân và sáng tác của bạn bè. Nếu cần, anh gửi thêm cho website của HNVVN vì theo chỗ tôi biết thì TTVH HNVVN là tổ chức trực thuộc HNVVN còn website của TTVH là một website không do HNVVN quản lý.

  6. txawriter said

    THƯ TRẢ LỜI CỦA BAN BIÊN TẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM VĂN HÓA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM:

    Tác giả Trần Xuân An thân mến!

    Thứ năm, 05.02.2009, 04:19am (GMT+7)

    http://nhavan.vn/article/Hoiambandoc/806/

    Ban biên tập Website: Nhavan.vn đã nhận được phản hồi ĐỐI THOẠI VỚI TÁC GIẢ BÀI “Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường” (1). Sở dĩ chúng tôi không post lên là vì: Nhavan.vn là một Wesite chuyên về Văn chương nghệ thuật. Ban biên tập chủ trương giới thiệu các sáng tác, lý luận phê bình, tư liệu lịch sử, thời sự văn hóa văn nghệ… ; và những tranh luận học thuật. Không post những bài viết ngoài văn chương, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa…

    Ví dụ: quý tác giả Trần Xuân An trong bài viết phản hồi cho rằng: “Nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị), lần thứ 2, viết báo một cách thiếu công tâm (liên quan đến đề tài chính mà tôi đã nghiên cứu)…” Hoặc: “đúng là Nguyễn Hoàn cướp đoạt công sức và trí tuệ của tôi và nhiều nhà sử học khác để đề cao những kẻ có thế lực và tiền bạc.”…

    Sau đó quý tác giả Trần Xuân An có dẫn ra đường link:

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com và một số tài liệu liên quan như:

    “Xin hãy xem những tập kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường thì rõ:

    1) Kỉ yếu hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, ĐHSP. TP.HCM., 1996.

    2) Kỉ yếu hội thảo khoa học về đề tài “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1884-1886)”, Hội KHLS. TT-Huế, 2002 (đã xuất bản dưới dạng sách in: PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải”, Nxb. VHTT., 2006)

    Đọc kĩ những bài tham luận trong 2 kỉ yếu đó, sẽ thấy ai là người giải quyết rốt ráo nhất về Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”.

    Thưa quý tác giả Trần Xuân An!

    Như thế bạn đọc không theo dõi được, và không có thời gian đi tìm đọc những tài liệu đó để đối chiếu với bài viết của Nguyễn Hoàn.

    Ban biên biên tập chúng tôi muốn bài viết của quý tác giả chứng minh ông Nguyễn Hoàn đã “thiếu công tâm…” đã “cướp đoạt công sức và trí tuệ…” hoặc sử dụng tài liệu của mình dưới góc độ học thuật, tranh luận, bằng các lý lẽ khách quan thuyết phục, bằng các trích dẫn đối chiếu so sánh… Chỉ có như thế bạn đọc mới theo dõi được và đi đến chân lý, chỉ như thế mới là bài viết mang tính học thuật, tranh luận.

    Ban biên tập chờ đón bài viết của quý tác giả như thế để chúng tôi công bố trên Website Nhavan.vn

    Chúc quý tác giả Trần Xuân An mạnh khỏe, hạnh phúc.

    Kính thư!

    BAN BIÊN TẬP NHAVAN.VN
    _______________________________

    (1) WebTgTXA. bổ sung link: http://nhavan.vn/article/Butkyphongsu/763/

    THƯ CỦA TRẦN XUÂN AN:

    Kính gửi BBT. Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam,

    Tôi trân trọng ghi nhận sự lưu tâm đầy tinh thần trách nhiệm của Ban biên tập Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam (TTVHHNVVN.).

    Tôi xin có ý kiến sau. Đặc biệt, tôi rất trông mong ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà văn, nhà báo và quý người đọc về vụ việc này. Xin quý vị vui lòng gửi đến TTVHHNVVN. và WebTgTXA.

    Kính thư,
    Trần Xuân An
    05-02 HB9 (2009)

  7. txawriter said

    GỬI BÀI PHẢN HỒI ĐĂNG BÁO

    Cập nhật, 06-02 HB9 (2009): Tôi đã viết bài và đã kính gửi đến Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Viêt Nam, Báo in giấy Văn hóa & Thể thao, Trang thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam, Tuần báo in giấy Văn Nghệ (HNVVN.). Mong được đăng tải để rộng đường công luận.

    Trần Xuân An

    >>>>>> >>>>>>

    Cập nhật, 07-02 HB9 (2009): Trần Xuân An — Làm rõ việc phê phán nhà báo Nguyễn Hoàn: SỰ CÔNG TÂM TỐI THIỂU CẦN CÓ KHI CẦM BÚT: Có những vấn đề không phải thuộc loại gay go, nhưng đối với một người cầm bút trong tư thế riêng nào đó, vấn đề ấy lại trở nên khó viết. Khẳng định công sức lao động chính đáng của bản thân, để khỏi bị thiệt thòi, thậm chí để khỏi bị mất quyền sở hữu trí tuệ đương nhiên của chính mình, tuy việc ấy là cần thiết, nhưng dẫu sao cũng là một việc bất đắc dĩ.

    Không những cảm thấy bất đắc dĩ phải lên tiếng trước sự việc bất công, tôi còn nhận ra tôi đang bị đẩy vào tình huống buộc phải đụng chạm, làm rạn vỡ những quan hệ tốt đẹp giữa tôi và một số nhà nghiên cứu sử học tên tuổi, giữa tôi và những người bà con, tuy ít hoặc không thân mật, nhưng có chung một huyết thống dòng tộc… >>>>> Xem tiếp >>>>>

    http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=13&SCat=&Id=897

    (Bài viết đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam: 02/6/2009 9:21:05 PM)

    Bài viết phản hồi trên cũng đã đăng trên PhongDiep.net, 07-02 HB9: http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6485

  8. txawriter said

    TRẢ LỜI NHỮNG Ý KIẾN NGẮN TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NHÀ VĂN & TRÊN ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU CỦA NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-21

    Cập nhật, 16-02 HB9 ( 2009 ): Bài của Nguyễn Hoàn trên Điểm mạng toàn cầu Phong Điệp — Công tâm hay đề cao mình nhất và phủ nhận sạch trơn người khác? :

    http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6572

    Cập nhật, 17-02 HB9 ( 2009 ): Bài của Nguyễn Hoàn trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang (nhà văn Xuân Đức) — Công tâm hay đề cao mình nhất và phủ nhận sạch trơn người khác? :

    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=746&nhom=6

    Cập nhật, 17-02 HB9 ( 2009 ): Bài của Trần Xuân An trên Điểm mạng toàn cầu Phong Điệp — NGHĨ VỀ CÁCH BIỆN GIẢI, NHỮNG NGỘ NHẬN CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN VÀ VỀ MỘT Ý HƯỚNG TỐT CHO KHU DI TÍCH TÂN SỞ :

    http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6585

    Bài của Trần Xuân An trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang (nhà văn Xuân Đức) — NGHĨ VỀ CÁCH BIỆN GIẢI, NHỮNG NGỘ NHẬN CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN VÀ VỀ MỘT Ý HƯỚNG TỐT CHO KHU DI TÍCH TÂN SỞ :

    http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=747&nhom=6

  9. txa said

    VUI LÒNG XEM TIẾP:

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-21

    09-4 HB9: Cập nhật bài mới:

    ĐỂ KHỎI BỊ NGUYỄN HOÀN LỪA DỐI BẰNG NGỤY BIỆN, XẢO NGÔN (sau khi đọc bài “Thông tin thêm sau loạt bài viết về Nguyễn Văn Tường” trên Phong Điệp – Nét, ngày 07-4 HB9).

    (Cuối trang 21 “Bài mới – sách mới – tin tức mới”)

  10. txa said

    LINKs TRANH LUẬN VỚI NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN:

    http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/links-trluan-voi-nguyenhoan.htm

    ______________________________________________

    THƯ KÍNH GỬI NGƯỜI ĐỌC

    (kính nhờ Phong Điệp – Net đăng tải)

    Như trong vài bài viết, tôi đã bày tỏ về sự bất đắc dĩ phải tranh luận với nhà báo Nguyễn Hoàn trong thời gian ngắn gần đây.

    Đến lúc này, tôi thấy không nên tiếp tục tranh luận cho dù Nguyễn Hoàn vẫn lặp lại luận điệu (*) mà tôi đã kiên nhẫn giải thích.

    Cho dù cố tình không hiểu, lại dùng những thủ thuật chữ nghĩa theo kiểu ngụy biện, xảo ngôn, Nguyễn Hoàn vẫn không thể lừa dối được quý người đọc.

    Những bài tham luận quan trọng của các nhà nghiên cứu và của tôi trong các kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) cũng như bốn đầu sách do tôi nghiên cứu, biên khảo và viết đã được xuất bản thành sách, rõ ràng giấy trắng mực đen. Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu khác cùng đề tài, tôi viết sau khi bốn đầu sách ấy đã xuất bản. Tất cả cũng đã được đưa lên mạng vi tính toàn cầu (internet), từ năm 2005 đến nay, tại các báo, tạp chí, trang thông tin, điểm mạng điện tử trong và ngoài nước.

    Để khỏi làm phiền quý người đọc, tôi xin phép được nhắc lại câu kết thúc bài viết gần đây nhất: “Tôi nghĩ nếu chỉ vì sỉ diện mà Nguyễn Hoàn lại viết tiếp để đăng trên báo chí, mạng vi tính toàn cầu về vấn đề “tranh công” này thì ngày càng lộ rõ bản chất của anh: một nhà báo thiếu công tâm tối thiểu và nguỵ biện, xảo ngôn”

    ( http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6953 ).

    Trân trọng,

    Kính thư,

    Trần Xuân An

    08:22, 08-4 HB9 (2009)

    __________________________

    (*) http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6985

    _______________________________________

    Bài mới!

    ĐỂ KHỎI BỊ NGUYỄN HOÀN LỪA DỐI BẰNG NGỤY BIỆN, XẢO NGÔN

    (sau khi đọc bài “Thông tin thêm sau loạt bài viết về Nguyễn Văn Tường” trên Phong Điệp – Nét)

    Trần Xuân An

    Xin được trực khởi, đi vào các điểm cần giải thích cho nhà báo Nguyễn Hoàn rõ:

    1. Điểm 1: Nguyễn Hoàn cho rằng bài viết “Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường” của anh “không phải là một bài ‘quyết toán’, tính công, tính sổ”.

    Khi tôi ví von bài viết ấy với việc tổng kết một công trình thủy lợi, thì đó cũng chỉ là ví von, và ví von nào cũng khập khiễng. Vả lại, Nguyễn Hoàn cũng không đủ tư cách để làm công việc tổng kết ấy. Cái lõi của sự ví von này: Cho dù từ chuyện giải oan cho Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hoàn nghĩ đến điều gì từ đó, thì chưa nói, nhưng cũng phải bắt đầu từ chuyện giải oan ấy. Mà một khi đã đặt cơ sở suy nghĩ từ chuyện giải oan cho Nguyễn Văn Tường, anh cũng cần phải nhận thức cơ sở đó cho toàn diện với cái nhìn toàn cục. Tôi đã giải thích cho Nguyễn Hoàn trong một bài viết rồi, sao Nguyễn Hoàn không chịu hiểu?

    Tôi đã viết trong bài “NGHĨ VỀ CÁCH BIỆN GIẢI, NHỮNG NGỘ NHẬN CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN VÀ VỀ MỘT Ý HƯỚNG TỐT CHO KHU DI TÍCH TÂN SỞ” (1): “Đành rằng có nhiều đầu đề không thâu tóm hết nội dung, chủ đích bài viết. Nhưng ở trường hợp này, lại quá rõ. Một khi đầu đề đã là “Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường”, thì cho dù chỉ “từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường” ấy, anh nghĩ đến những chuyện khác có liên quan, anh vẫn phải xuất phát từ cơ sở đó. Quả thật là như thế. Nếu chỉ tính từ đoạn bắt đầu bằng câu lẩy Kiều “Thế rồi, cũng có ngày “Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” (Nguyễn Du)” cho đến “Người Việt kiều cho dẫu ở đâu đều cùng chung dòng máu Lạc Hồng càng phải làm như vậy” trong bài viết của Nguyễn Hoàn, ai cũng thấy anh đã dành đến 6 phần 10 bài viết để nói đến “chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường”. Trong đó, chủ yếu Nguyễn Hoàn đề cao công lao tìm kiếm tư liệu của bà Ngọc Oanh và cô Từ Vân cũng như nỗi niềm và dăm bảy câu thơ của ông Nguyễn Bưa”.

    Trong điểm này, Nguyễn Hoàn thắc mắc vì sao chỉ riêng mình tôi lên tiếng về sự thiên lệch của anh? Rất dễ hiểu, bởi vì tôi đầu tư quá nhiều công sức vào đề tài này, là người duy nhất nghiên cứu, biên khảo và viết đến bốn đầu sách về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886). Hơn nữa, điều quan trọng nhất là tôi cần phải bảo vệ quan điểm sử dụng tư liệu của tôi: “Đại Nam thực lục chính biên” các kỉ có liên quan đến đề tài là tư liệu chuẩn cứ, chứ không phải là tư liệu của phía thực dân Pháp.

    2. Điểm 2. Nguyễn Hoàn viết là tôi “đã bất chấp cả những kết luận của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam”.

    Tôi thật không hiểu nổi đầu óc của Nguyễn Hoàn. Tôi đã viết để Nguyễn Hoàn hiểu, trong bài viết trước. Đây, tôi đã giải thích cặn lẽ thế này: “Và cũng chính Nguyễn Hoàn Viết: “Về những tư liệu mà mẹ con bà Oanh sưu tầm được, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổng kết Hội thảo khoa học năm 2002 đã khẳng định: ““Hội nghị đánh giá rất cao những thông báo mới về mặt tư liệu của bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh – hậu duệ của Nguyễn Văn Tường. Những tư liệu này càng củng cố thêm cho những lập luận để có thể giải thích được thời gian hai tháng Nguyễn Văn Tường ở Huế trong khi Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi ở Tân Sở. Để giải quyết được bản chất mối quan hệ giữa Nguyễn Văn Tường và chính quyền thực dân là sự hợp tác hay là một sự phân công “kẻ ở người đi” như dụ của Hàm Nghi gửi cho Nguyễn Văn Tường””. Tôi nhấn đậm 4 chữ “càng củng cố thêm”. Như vậy, không phải là số tư liệu của bà Ngọc Oanh, cô Từ Vân tìm kiếm được (và phần nào họ đã dịch ra tiếng Việt với sự hợp tác của ông Nguyễn Tuấn Khanh) chỉ có giá trị bổ trợ hay sao? Tôi lại nhấn đậm từ “bổ trợ”. “Củng cố thêm” và “bổ trợ”, trong ngữ cảnh này, có khác gì nhau đâu. Rõ ràng, mức độ định giá của nhà sử học Dương Trung Quốc và của tôi là không khác”.

    Ở bài “GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỂM TRONG BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN HOÀN” (2) gần đây nhất, tôi lại phải viết: “Tôi vẫn cho rằng ý kiến của nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc và ý kiến tôi về số tư liệu bà Oanh, cô Từ Vân tìm kiếm được, cơ bản, cốt yếu là giống nhau. Tôi đã nhấn đậm các cụm từ: “càng củng cố thêm” (DTQ.) và “có giá trị bổ trợ” (TXA.). Cho dù các từ ngữ quanh hai cụm từ trên khác nhau ở mức độ biểu cảm về sự tin cậy nhưng cốt lõi là xếp loại giá trị giống nhau. Cụm từ “có giá trị bổ trợ” tôi sử dụng chỉ đặt trong điều kiện là, nếu tư liệu bà Oanh mang về có chứng thực của các trung tâm lưu trữ tại Pháp và Tahiti”.

    Chẳng lẽ Nguyễn Hoàn không hiểu nổi hai đoạn trên hay sao?

    Như vậy, nhận định về tư liệu bà Oanh, cô Từ Vân mang về, ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc (TTK. Hội KHLS. VN.) và ý kiến của tôi về cơ bản là không khác nhau. Nói dễ hiểu hơn, cho dù đánh giá, xếp loại ở mức độ nào đi nữa, thì cũng chỉ có giá trị “củng cố thêm” hay “bổ trợ” mà thôi. Vì tư liệu chủ yếu vẫn là từ trong nước. Tôi cũng đã viết về điều này: “Đọc lại bài tổng kết Hội thảo 2002, tôi thấy tổng thư kí Hội KHLS. Dương Trung Quốc cũng nhận định không khác tôi về định kiến sử học sai lầm lưu cữu và thái độ không đúng đối với “Đại Nam thực lục”. Định kiến sử học sai lầm và thái độ sử học vô lí ấy “đã che khuất mọi khả năng biện hộ hay làm sáng tỏ nhiều tư liệu lịch sử đã từng có và không xa lạ với giới sử học” (Dương Trung Quốc, “Nhận thức lịch sử là một quá trình”, trong cuốn “Nguyễn Văn Tường [1824-1886], cuộc đời và lời giải” do PGS.TS. Đỗ Bang làm chủ biên, Nxb. VHTT., 2006, tr. 239). “Đại Nam thực lục” (kỉ IV, V, và cả kỉ VI) do Viện Sử học dịch ra tiếng Việt và do Nxb. Khoa học Xã hội xuất bản chứ đâu phải từ trên trời rơi xuống!”.

    Một lần nữa, xin hỏi Nguyễn Hoàn: Chẳng lẽ Nguyễn Hoàn không hiểu nổi các đoạn trên hay sao?

    3. Điểm 3.

    3.1. Nhà báo Nguyễn Hoàn cho rằng tôi tự nhận tôi sai lầm: “Qua tranh luận, ông Trần Xuân An đã ít nhiều “ngộ” ra và tự nhận là ông đã “nóng giận, mất khôn”, ông “cũng đã tự cười mình”, đã “nghiêm khắc tự phê bình”. Đặc biệt, mới đây, ông còn nhận rõ ông đã “thiếu khiêm tốn khi khẳng định về mình”. Vậy là ông Trần Xuân An dần dần đã thấy được mình sai, nhất là cái sai thiếu khiêm tốn, tức là “tự đề cao mình nhất và phủ nhận sạch trơn người khác” mà tôi đã phê phán”.

    Nguyễn Hoàn lại tỏ ra khá ngụy biện, xảo ngôn! Những cụm từ tôi sử dụng để tự phê, tự trào ấy thực chất chỉ nhắm đến những gì chung quanh vấn đề cốt lõi của cuộc tranh luận này. Đó là thái độ nóng giận, bất đắc dĩ phải lên tiếng đối đáp với Nguyễn Hoàn trong thế trận “lục súc tranh công” và ý thức tự phê về thái độ ấy, còn các vấn đề cốt lõi trong cuộc tranh luận này làm sao tôi lại sai được.

    Qua đó, hẳn mọi người đều thấy lập luận của Nguyễn Hoàn là ngụy biện, xảo ngôn, nhằm đánh lừa người đọc.

    3.2. Nguyễn Hoàn lại viết “… thế mà ông lại cho rằng số tư liệu này bà Oanh, cô Từ Vân “đem về nước vào năm 2003, 2004”, nghĩa là ông đã đẩy lùi thời gian muộn hơn một cách có dụng ý”.

    Tôi lại phải giải thích cho Nguyễn Hoàn rõ thế này: Hội thảo 2002, tư liệu bà Oanh, cô Từ Văn mang về chỉ trình lên lãnh đạo Hội KHLS. VN. Và Hội KHLS. Thừa Thiên – Huế mà thôi. Ông Trần Viết Ngạc cũng được biết đến số tư liệu này, nên có công bố ít trang trên Tạp chí Xưa & Nay, khoảng 2002-2003. Ai đó được biết nữa, tôi không rõ. Nhưng bản đã được bổ sung, hiệu đính trong hai năm 2003, 2004, tôi mới được anh Nguyễn Hạnh (nay là phó TBT. Tạp chí Xưa & Nay cho mượn vào cuối năm 2004, lúc tôi đã xuất bản cuốn sách “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường [1824-1886]”, qua Nxb. Văn Nghệ TP.HCM.).

    Điều ấy tôi đã viết trong bài trước rồi, sao Nguyễn Hoàn không chịu nhớ?

    3.3. Nguyễn Hoàn còn cho rằng tôi tự mâu thuẫn. Anh ta trích dẫn từ một bài viết của tôi: “Tất nhiên, tư liệu bà Ngọc Oanh, cô Từ Vân mới kiếm tìm, mang về, nếu được chứng thực bởi các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti vẫn có giá trị hơn”. Và anh ta lại viết: “Xin lưu ý, “vẫn có giá trị hơn”, có nghĩa là ông Trần Xuân An hiểu rằng số tư liệu này mặc nhiên vốn đã “có giá trị”; “… Thế nhưng, lúc khác, ông lại tự mâu thuẫn khi cho rằng: “Số tư liệu ấy chỉ có giá trị bổ trợ, nếu chúng đã được chứng thực, giám định khoa học thực nghiệm”, với chủ định chứng minh tôi tự mâu thuẫn.

    Thật là “trông gà hóa cuốc” rồi, Nguyễn Hoàn ạ! Đó là những câu chữ tôi đã đính chính liền sau đó, trên Điểm mạng Trúc Sơn Trang và trên Trang Thông tin Hội Nhà văn Việt Nam, chứ đâu phải tự mâu thuẫn! : “Lúc 15:33, chiều ngày 04 tháng 3 HB9 ( 2009 ): Để rõ ý, tôi mới thêm vào mấy chữ “là chưa được chứng thực” và một câu: “Và cho dẫu chúng đã được chứng thực, thì “Đại Nam thực lục” (kỉ IV, V, và cả kỉ VI) vẫn là tư liệu chuẩn cứ”. Xin đọc đầy đủ, trọn nghĩa là: Tất nhiên, tư liệu bà Ngọc Oanh, cô Từ Vân mới kiếm tìm, mang về, nếu được chứng thực bởi các trung tâm lưu trữ tại Pháp, Tahiti vẫn có giá trị hơn là chưa được chứng thực. Giá trị của việc chứng thực này là quá hiển nhiên, đơn giản, sao chúng ta lại tranh cãi đến thế, thật quá vô lí!. Và cho dẫu chúng đã được chứng thực, thì “Đại Nam thực lục” (kỉ IV, V, và cả kỉ VI) vẫn là tư liệu chuẩn cứ”. Xin thành thật cáo lỗi. —- TXA. —- Tôi chỉ thêm vào cho rõ ý hơn, theo văn mạch và văn lí của toàn bài và nhất quán với những bài khác: BAO GIỜ TÔI CŨNG XEM “ĐẠI NAM THỰC LỤC” (KỈ IV, V VÀ CẢ KỈ VI) LÀ TƯ LIỆU CHUẨN CỨ”. Còn các tư liệu thuộc những nguồn khác, kể cả tư liệu từ bà Oanh, cô Từ Vân (dù mới gần đây mới được chứng thực hoặc sẽ được chứng thực), cũng chỉ là tư liệu tham khảo hoặc bổ trợ mà thôi. — Trần Xuân An —” (3).

    3.4. Nguyễn Hoàn lại cho rằng: “Ý ông Trần Xuân An cho rằng ông chỉ trần thuật các thông tin, thông báo một cách “trung tính”, “trung lập”. Kỳ thực, ông không hề trần thuật một cách “trung tính”, “trung lập” mà ông đã biểu lộ những cảm xúc không thể cầm lòng của mình trước sự kiện những tư liệu mới về Nguyễn Văn Tường do bà Oanh, cô Từ Vân sưu tầm được công bố”.

    Các từ ngữ như “công khai”, “minh bạch”, “cực kỳ quan trọng” là trần thuật lại đúng như tính chất và tầm mức mà lời tòa soạn và bài báo của Từ Vân viết. Sự thể công khai, ta trần thuật là công khai; sự thể minh bạch, ta trần thuật là minh bạch; sự thể được người ta đanh giá là cực kì quan trọng, ta trần thuật là cực kì quan trọng. Trần thuật là thế đấy, nhà báo không hiểu sao?

    4. Điểm 4. Nguyễn Hoàn viết một tiêu đề trong bài viết: “Việc bà Oanh, cô Từ Vân sưu tầm tư liệu về Nguyễn Văn Tường là nhận lãnh trọng trách với tổ tiên và giới sử học: Không thể phủ nhận, không thể “tranh công””. Và trong đề mục đó, Nguyễn Hoàn triển khai rồi nhận định: “Không riêng gì ông Trần Xuân An mà nhiều nhà nghiên cứu đã lấy “Đại Nam thực lục” làm tư liệu chuẩn cứ, nhưng họ đâu vì thế mà cho rằng những tư liệu của bà Oanh, cô Từ Vân sưu tầm được là không chuẩn cứ như ông Trần Xuân An đã nêu. Tất cả các tư liệu đã được giới sử học thẩm định đều là chuẩn cứ, đều được so sánh, đối chiếu với nhau để làm sáng tỏ vấn đề”.

    Tôi đã giải thích khá nhiều về điều này trong những bài trước. Chỉ nhắc lại một câu: “Lẽ ra việc này phải để Viện Sử học nước ta hoặc các nhà nghiên cứu có chuyên môn cao ở hải ngoại cùng với bà Oanh, cô Từ Vân đi tìm kiếm thì ổn hơn”. Nguyễn Hoàn chịu khó đọc lại, vì nếu tôi viết lại hoặc trích lại, đưa vào bài này, thì quá dài và vô ích.

    Chỉ có một điều cần làm rõ: “Tất cả các tư liệu đã được giới sử học thẩm định đều là chuẩn cứ, đều được so sánh, đối chiếu với nhau để làm sáng tỏ vấn đề”. Ở đây, mới quả thật là Nguyễn Hoàn sai trái so với nhận định, đánh giá của nhà sử học Dương Trung Quốc đối với tư liệu bà Oanh, cô Từ Vân mang về, mà Nguyễn Hoàn đã trích dẫn bên trên. Nguyễn Hoàn xem lại đoạn trích có các chữ “càng củng cố thêm” (tương đương với từ “bổ trợ” tôi dùng). Thế thì tư liệu nào là chuẩn cứ, Nguyễn Hoàn có thể suy ra chứ! Chẳng lẽ tôi phải giải thích cho Nguyễn Hoàn hiểu, theo đó, tư liệu gốc (“Đại Nam thực lục”, các kỉ có liên quan, và châu bản) của ta mới chính là chuẩn cứ! Rõ ràng là không thể đánh đồng cả hai nguồn tư liệu kể trên đều là chuẩn cứ, như Nguyễn Hoàn viết.

    Tất nhiên bất kì tư liệu nào đã được giám định khoa học thực nghiệm, được chứng thực, chứ không riêng tư liệu do bà Oanh, cô Từ Vân kiếm tìm, đều có giá trị; và khi sử dụng chúng phải đối chiếu với tư liệu chuẩn cứ như tôi đã viết ở đoạn trên.

    5. Điểm 5. Nguyễn Hoàn vận dụng điển tích Tào Tháo cùng các người con của họ Tào.

    Nếu Nguyễn Hoàn theo quan điểm đánh giá cũ về Tào Tháo, Tào Phi, Tào Thực, có nghĩa là Nguyễn Hoàn cùng một giuộc với ngụy triều Đồng Khánh – thực dân De Champeaux, Hector – tay sai Nguyễn Hữu Độ. Bởi lẽ, ngụy triều và thực dân Pháp và tay sai của chúng bấy giờ cũng đã kết án nhóm chủ chiến triều đình Huế, nhất là sau khi họ đưa vua Hàm Nghi xuất bôn, là Tào Tháo và Vương Mãng (xem “Đại Nam thực lục”, tập 37, Nxb. KHXH., 1977).

    Nếu Nguyễn Hoàn theo quan điểm đánh giá sau này về cha con Tào Tháo (chỉ Tào Phi là đáng trách), thì không có gì để nói thêm ở điểm này. Khi thi sĩ Tào Thực viết được những câu thơ “củi đậu nấu đậu” thì đã là quá tốt, cũng như anh em nhà Nguyễn Tây Sơn khi tranh giành quyền lực: Hẳn Nguyễn Hoàn nhớ lời Nguyễn Nhạc đã làm Nguyễn Huệ rơi nước mắt, rút quân về lại Huế, về sau được diễn lại thành lục bát dân gian:

    “Tội anh, anh vẫn là anh
    Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em”.
    (*)

    Tất nhiên Nguyễn Văn Tường và nhóm chủ chiến của ông không phải là Tào Tháo (cưỡng ép vua Hán và tạo điều kiện cho Tào Phi cướp ngôi nhà Hán), cho dù với cách đánh giá tích cực (mới) hay tiêu cực (cũ), và cũng không phải như Vương Mãng. Các hậu duệ hiện nay của Nguyễn Văn Tường trong việc giải minh vấn nạn sử học về Nguyễn Văn Tường không phải “củi đậu nấu đậu”, “nồi da xáo thịt”. Tôi cũng đã mạn phép cảnh báo trước về cảnh “lục súc tranh công”. Nhưng dẫu sao đây cũng là ý phụ của Nguyễn Hoàn. Chỉ có điều là không biết Nguyễn Hoàn thuộc loại ngụy triều Đồng Khánh, thực dân De Champeaux, Hector, tay sai Nguyễn Hữu Độ hay thuộc loại đánh giá chính xác, đề cao cha con thi sĩ Ngụy Tào? Ý chính ở điểm này Nguyễn Hoàn muốn thông báo là Di tích Tân Sở (4) đã có nghị quyết chính thức để tôn tạo. Điều này cũng là ước mong của tôi từ lâu, ít nhất là từ sau khi báo chí loan tin về việc cải táng di cốt vua Hàm Nghi. Mong mơ ước sẽ trở thành hiện thực!

    Nói tóm lại, trong bài viết lẽ ra tôi không nên viết này, tôi cũng chỉ giải thích lại những điều đã viết. Điều cần thưa rõ lại với quý người đọc một lần nữa, là tôi thấy cũng nên viết, để chúng ta thấy rõ lối ngụy biện và xảo ngôn của nhà báo Nguyễn Hoàn, về sau khỏi bị anh ta lừa dối bằng các thủ thuật chữ nghĩa.

    Trần Xuân An

    # 9: — 11:10, 09-4 HB9 (2009) & 14:10, cùng ngày

    _____________________________________

    (1) http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=&scat=36&id=1055

    (2) http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6953

    (3) http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=&scat=36&id=1055

    (4) Tân Sở là nơi vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát đi, gửi về 3 văn kiện quan trọng: Lệnh dụ thiên hạ cần vương, Dụ Nguyễn Văn Tường, Dụ người trong họ (Dụ Hoàng tộc). Điều đáng lưu ý là 2 văn kiện Lệnh dụ thiên hạ cần vương, Dụ Nguyễn Văn Tường được phát đi khắp cả nước, gửi về kinh đô trong cùng một ngày (13-7-1885) (chi tiết này có ý nghĩa rất quan trọng, TXA. nhấn đậm).

    Xem thêm: 3 văn kiện trên, bản án chung thẩm & cái được gọi là “Chiếu Cần vương – Gosselin”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu”…

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong_tep6_IV.htm

    http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/tho_nvt-vnvcnthvttuong_5.htm

    http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/vecaiduocgoila-chieucanvuong-d-argen.htm

    http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/chieucanvuong-7al-1885-leninh.htm

    Trích nhận định về bản án chung thẩm: “… Chú thích (11) của bài “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ SAU CUỘC KINH ĐÔ QUẬT KHỞI (05 THÁNG 7. 1885)”:

    Đây là loại thông tin bản án. Trong các loại thông tin, loại bản án, cáo thị, mật thư, mật dụ… hiển nhiên có độ khả tín cao nhất. Các loại thông tin này được phối kiểm và kiểm chứng bằng suốt cả quá trình hoạt động lâu dài và ở kết thúc cuộc đời nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (bị lưu đày và chết ở chốn lưu đày biệt xứ). Ở kỉ đệ tứ, đệ ngũ (các tập 27 – 36), những văn kiện trên là hoàn toàn xác tín. Riêng ở kỉ đệ lục (2 tập 37 – 38), ngoại trừ bản án về bốn nhân vật chủ chốt [*] trong nhóm chủ chiến đã được xác định độ khả tín tuyệt đối, thì số văn kiện liên quan còn lại, cần phải đãi lọc (chúng tôi đã thực hiện ở bài viết).

    Năm 1890, Trương Quang Đản có dâng sớ chạy “tội”, kêu “oan” cho Trương Văn Đễ, do quyền lợi chính trị thời bị “bảo hộ”!? Chỉ có một trường hợp như vậy (xem “Đại Nam liệt truyện”, tập 3, sđd., tr. 425 – 426). Người viết nghĩ rằng, ngoài việc cùng chủ trương cuộc Kinh Đô Quật Khởi (05.7.1885), Trương Văn Đễ còn được trao nhiệm vụ cản hậu và đánh lạc hướng các cuộc truy kích vua Hàm Nghi mà thực dân Pháp cố quyết tiến hành. Riêng chi tiết (cản hậu, đánh lạc hướng) này, và vai trò tương tự của Đinh Tử Lượng, cần được nghiên cứu, xác minh thêm, mặc dù chúng tôi nhận thấy đã có đủ dữ kiện trong ĐNTL.CB., tập 36, tr. 223, 229, 234, 243.

    [*] Phạm Thận Duật hóa ra chỉ là một nhân vật rất mờ nhạt, không có tên trong bản án chung thẩm này…”.

    14-04 HB8: KIẾN NGHỊ CHỌN TÂN SỞ (QUẢNG TRỊ) LÀM NƠI CẢI TÁNG DI THỂ VUA HÀM NGHI VÀ NHÂN DỊP NÀY ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN TRƯỜNG HỌC BẰNG DANH TÍNH NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) :

    http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-13

    BẢN PDF:

    http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_lai-giai-thich-cho-nguyen-hoan_9.pdf (bản sơ khởi)

    http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_de-khoi-bi-nguyenhoan-lua-doi.pdf (bản hoàn chỉnh 10 — 17-4 HB9)

    ______________________________________

    Tháng giêng — tháng Tư HB9 (2009)

    LINKs CUỘC TRANH LUẬN VỚI NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN

    __________________________________________________

    (*) Bổ sung bài “Để khỏi bị Nguyễn Hoàn lừa dối bằng ngụy biện, xảo ngôn”

    Từ việc tôi đã bác bỏ sự so sánh hậu duệ Nguyễn Văn Tường hiện nay trong tiến trình minh oan cho ông là “củi đậu nấu đậu” như câu thơ của nhà thơ Tào Thực (em nhà thơ Tào Phi, con trai của nhà thơ Tào Tháo), dẫn đến sự liên tưởng tới anh em nhà Tây Sơn với khía cạnh hiềm khích do tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc mà “Đại Nam liệt truyện” chép: “… Nhạc bèn ở trên thành gọi Huệ bảo rằng ‘Nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ thế’; cùng hướng vào nhau khóc rống lên hồi lâu, rồi đều giải quân giảng hòa, lấy Bản Tân làm giới hạn, từ Quảng Ngãi trở vào Nam thì Nhạc làm chủ, từ phủ Thăng, phủ Điện trở ra Bắc thì Huệ làm chủ” (sđd., tập. 2, Nxb. Thuận Hóa, 1993, tr. 501). Như tôi đã viết, về sau, câu nói của Nguyễn Nhạc đã thành lục bát dân gian: “Tội anh, anh vẫn là anh; Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em”.

    Đây chỉ là một ý phụ của Nguyễn Hoàn và sự liên tưởng bất chợt của tôi, nên những nhân vật lịch sử Trung Quốc và Việt Nam được đưa ra kể trên chỉ cần lướt qua. Tuy vậy, để tránh những ngộ nhận, tưởng cũng nên làm rõ thêm:

    — Tào Phi cướp hẳn ngôi vua Hán, tự xưng đế, ép em ruột là Tào Thực đến mức bị giam lỏng rồi uất ức mà chết.

    — Nguyễn Huệ không nỡ vây bức Nguyễn Nhạc đến mức giải giáp, giam tù hay giết chết Nguyễn Nhạc để quy giang sơn thành một mối nhất thống.

    Hai cách giải quyết, một của Tào Phi, một của Nguyễn Huệ, cách nào là giải pháp đúng nhất, trong điều kiện đất nước giang sơn chỉ có một vua, như “bầu trời không thể có hai mặt trời”? Nhà thì có thể và thường là hai anh em hai nhà, nhưng đất nước giang sơn không phải là nhà riêng!

    Trung Hoa là một nước gồm nhiều tiểu quốc, tư tưởng cát cứ thời trước Tam Quốc hay trong thời Tam Quốc bấy giờ là không có gì lạ, nhưng Tào Phi vẫn không thể để quyền lực bị rơi vào nguy cơ bị phân chia, trước hai kẻ thù là Thục và Ngô. Còn ở nước ta, tư tưởng “nhất thống toàn đồ” là truyền thống, nên việc nhân nhượng của Nguyễn Huệ, về sau bị các sử gia chê trách là chưa thống nhất được đất nước giang sơn về một mối.

    Bi kịch ở đây là mâu thuẫn giữa cốt nhục tương tàn với nhất thống quyền lực, đất nước giang sơn. Nhận định lịch sử, như người ta thường nói là không thể đặt ra chữ “nếu”. Nhưng cũng có thể giả định, thử đưa ra giải pháp: Tào Phi nên giảm lỏng Tào Thực và tạo điều kiện tối đa để Tào Thực an trí, nếu Tào Thực vẫn muốn giành ngôi vua; nhưng Tào Thực không muốn giành ngôi vua, thì Tào Phi (chính thức là thế tứ từ khi Tào Tháo còn sống) cũng nên tạo điều kiện cho Tào Thực lập công với chức vụ nào đó không đến nỗi quá xoàng xĩnh. Còn Nguyễn Huệ, giải pháp tốt nhất là nên giải giáp Nguyễn Nhạc và tạo điều kiện cho Nguyễn Nhạc an dưỡng tuổi già. Biện pháp cuối cùng, nếu nguy cơ tranh giành quyền lực là có thật, thì không cách nào khác hơn, trong thời đại phong kiến: bức tử hoặc tử hình, như Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và các thành viên trong nhóm chủ chiến đã bức tử, tử hình Dục Đức, Hiệp Hòa. Nguyên tắc vẫn là đặt quyền lợi nhân dân, đất nước (nhất thống) trên tình máu mủ ruột rà (cốt nhục).

    Tất nhiên mỗi việc mỗi khác: Đất nước khác với nhà ở, ruộng vườn riêng; chuyện “củi đậu nấu đậu”, “nồi da xáo thịt” khác với “lục súc tranh công”.

    Trong truyện thơ – tuồng “Lục súc tranh công” không có bi kịch máu đổ thịt rơi, bức tử, tử hình theo kiểu cốt nhục tương tàn, mà chỉ sáu loài gia súc, gia cầm (trâu, gà, lợn, dê, chó, ngựa) tranh công, kể công với gia chủ, rồi gia chủ cũng dàn hòa, khuyên cả lục súc đều nên ra sức làm việc, chan hòa với nhau (tạm xem: “Từ điển văn học”, bộ mới, Nxb. Thế Giới, 2004, tr. 885).

    Từ lối ví von có tính chất tự trào của tôi là “lục súc tranh công”, Nguyễn Hoàn dẫn đến bi kịch thê thảm “củi đậu nấu đậu” giữa anh em nhà thơ Tào Phi, Tào Thực là quá đáng.

    Có lẽ trong thâm ý, Nguyễn Hoàn muốn đồng nhất Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và các thành viên nhóm chủ chiến với cha con họ Tào, mà theo quan niệm cũ trong “Tam quốc diễn nghĩa”, được viết theo quan điểm bài Ngụy phục Hán, cũng là quan niệm của ngụy triều Đồng Khánh, De Champeaux, Hector, Nguyễn Hữu Độ, là rất xấu xa, tệ hại. Nếu quả thật như vậy, Nguyễn Hoàn rất đáng trách.

    24-4 HB9 (2009)

    Trần Xuân An

  11. txa said

    Ý KIẾN của ông Phong Trầm (Hà Tĩnh):

    Tôi thấy hơi thắc mắc, không hiểu tại sao ông Trần Xuân An lại viết: “Trong truyện thơ – tuồng “Lục súc tranh công” không có bi kịch máu đổ thịt rơi, bức tử, tử hình theo kiểu cốt nhục tương tàn, mà chỉ sáu loài gia súc, gia cầm (trâu, gà, lợn, dê, chó, ngựa) tranh công, kể công với gia chủ, rồi gia chủ cũng dàn hòa, khuyên cả lục súc đều nên ra sức làm việc, chan hòa với nhau (tạm xem: “Từ điển văn học”, bộ mới, Nxb. Thế Giới, 2004, tr. 885)” ?

    Sáu loài gia súc, gia cầm (trâu, gà, lợn, dê, chó, ngựa), sao lại đem ví von với các hậu duệ cùng chung một gia tộc được? Tương đối có lí thì “lục súc” (sáu loài gia súc, gia cầm) phải so sánh với sáu họ như Trần, Lê, Hoàng, Phan, Đặng, Ngô gì đó chứ! Và sao chuyện người ta lập bẫy, gài thế “tranh công” chỉ giữa 4 người là ông Trần Xuân An và bà Oanh, cô Vân, ông Nguyễn Bưa gì đó mà lại đến “6 loài”?

    Thưa ông Trần Xuân An, nhưng đó là tôi đùa cho vui mà thôi. Ai cũng biết so sánh nào cũng khập khiễng. Trong so sánh, ví von, người ta chỉ lấy cái lõi ý nghĩa chủ yếu của cái so sánh trong tương quan với cái được so sánh mà thôi. Đây đâu phải là toán học.

    Vâng, tôi hiểu ông Trần Xuân An tự trào vì biết ông cùng bà Oanh, cô Vân bị lập thế, gài bẫy để “gà nhà bôi mặt đá nhau”. Chỉ giữa 3 người mà thôi. Ông Nguyễn Bưa không có đóng góp gì về nghiên cứu cũng như tìm kiếm tư liệu. Nói cho đúng, ngoài ra, còn có ông Nguyễn Quốc Trị (Hoa Kỳ). Ông Nguyễn Quốc Trị không dính líu gì đến vụ này, vì ông ấy chỉ viết và đưa lên internet mà thôi. Người đọc có thể vào Google, Yahoo, MSN để tìm thấy 4 bài viết của ông Nguyễn Quốc Trị. Chính ông Nguyễn Quốc Trị cũng đã tham khảo bài viết của Trần Xuân An (Kỉ yếu Hội thảo 2002) (*)…

    Click: … tranxuanan.writer.2.googlepages.com/ngoittgieng_b4.jpg

    Click: … 2.googlepages.com/denghi-baove_sendo-tr5.jpg

    Click: … 2.googlepages.com/cuocchu-cuoibia-ngoittgieng_b4.jpg

    (trang 5 & bìa 4 sách, 2003)

    12-5-2009

    Ý KIẾN của WebTgTXA.:

    Tôi chỉ mạn phép nhắc lại một câu đã viết trong mục “LINKs: CUỘC TRANH LUẬN BẤT ĐẮC DĨ VỚI NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN”:

    “Mục đích chính của tôi trong việc tranh luận với nhà báo Nguyễn Hoàn là nhằm xác định tư liệu chuẩn cứ với nhãn quan độc lập, tự do và khoa học hiện nay trong việc nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886); đồng thời, cũng để yêu cầu Nguyễn Hoàn phải có chút công tâm tối thiểucái nhìn toàn cục sơ đẳng của người cầm bút về tiến trình của sự kiện minh oan cho nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường”.

    ( http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/links-trluan-voi-nguyenhoan.htm )

    Nguyễn Trần Xuân An
    14-5 HB9

    __________________________________

    (*) Tạp chí điện tử Giao Điểm (giaodiem com), tháng 5 năm 2005: Bốn bài viết của ông Nguyễn Quốc Trị trên mạng liên thông toàn cầu “thahuong net” (Google, Yahoo. MSN search):
    Vài lời của Trần Xuân An: Nếu cứ liệt kê, phân tích và cải chính tất cả những gì kẻ thù của Nguyễn Văn Tường bôi nhọ, xuyên tạc, đơm đặt về ông và từ những người cố ý hay vô tình phụ họa, lặp lại luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc, đơm đặt ấy, như ông Nguyễn Quốc Trị đã thực hiện một cách khá đậm đặc trong 3 bài viết 2, 3 & 4 thuộc chùm bài theo links dưới đây, hoặc sử dụng tư liệu đã được chứng minh là giả mạo (thư gửi thống đốc Tahiti chẳng hạn), như trong bài viết 1 (cũng ở chùm bài kể trên), thì hóa ra là mắc mưu chúng, vô hình trung tiếp tay cho chúng. Chúng sẽ càng được thể mà bôi nhọ, xuyên tạc, đơm đặt về những nhân vật lịch sử khác.

    Bài 1:
    http://members.cox.net/luanlac/vanhoa/nvt&slcp.htm
    Nguyễn Văn Tường và sách lược chống Pháp dưới Triều Nguyễn

    Bài 2:
    http://members.cox.net/luanlac/vanhoa/nvt&hpkp.htm
    Nguyễn Văn Tường có tư thông với bà Học Phi và giết vua Kiến Phúc không?

    Bài 3:
    http://members.cox.net/hoaihuong/vanhoa/nvtthl.htm
    Nguyễn Văn Tường tham lam?

    Bài 4:
    http://members.cox.net/hoaihuong/vanhoa/nvttnh.htm
    Nguyễn Văn Tường tàn nhẫn?

  12. txa said

    TRÊN BÁO CHÍ & ĐIỂM MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU Ở MỸ (HOA KỲ):

    LINKs:

    LINK Tạp chí Thế kỉ 21: LƯU

    LINK Báo Người Việt online: LƯU

    LINK BÀI 1: LƯU

    LINK BÀI 2: LƯU

    LINK BÀI 3: LƯU

    LINK BÀI 4: LƯU

    KÍNH MONG ÔNG NGUYỄN QUỐC TRỊ GHI RÕ LÀ ĐÃ CÓ THAM KHẢO BỘ SÁCH (GỒM 4 ĐẦU SÁCH & 1 CUỐN TRÍCH TUYỂN ĐẠI NAM THỰC LỤC) CỦA TRẦN XUÂN AN VỀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) MỘT CÁCH RÕ RÀNG, MINH BẠCH.

    Nguyễn Trần Xuân An

    • txa said

      05-6 HB9: Bổ sung sau họ tên “Nguyễn Trần Xuân An”: Thông báo về việc trùng họ tên ở trang 17 “Thông báo cập nhật”. Đúng ra, phải là: Trần XuânNguyễnPhan An (5 chữ; họ Trần Xuân, gốc Nguyễn và Phan là họ mẹ, An là tên), hay ghi tắt: Trần Nguyễn Phan:

      http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/trungten_racroi.htm

      Thật vớ vẩn, rắc rối!

      WebTgTXA. (Trần Xuân An)

  13. txa said

    Bổ sung (23-5 HB9)

    Biên nhận tiền ủng hộ việc xuất bản 2 đầu sách, 2006

    http : // lh3. ggpht. com /_HTtozhP6bR4 /ShZ-8vX2oQI /AAAAAAAAQes /s2Kph0N2Kbs /s800 /biennhantien- ungho- xuatbansach.jpg

    http://docs.google.com/View?docid=dc9fgpkh_82ccf34g

    http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/thong_bao/danhsach_donggop.htm

    http://www.tranxuanan-thbao.blogspot.com/

  14. txa said

    19-5 HB9 (2009): Bổ sung danh mục sách do Trần Xuân An biên soạn, khảo cứu (& chủ biên trên cơ sở tập hợp một số bài nghiên cứu, phiên dịch của nhiều tác giả khác: Nnc. Trần Viết Ngạc, Nnc. Trần Đại Vinh, Nnc. Vũ Đức Sao Biển, PGS.TS. Võ Xuân Đàn, GS. Đỗ Quang Hưng và của chính Trần Xuân An; phiên âm, dịch nghĩa bổ sung: Nnc. Nguyễn Tôn Nhan; hiệu đính: TS. Ngô Thời Đôn) trên thư mục Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG” (Nxb. Thanh Niên 2008):

    Bấm vào LINK 1

    Trang 3 cuốn sách

    Xem lại trang cũ:

    Bấm vào LINK 2 :

    2 cuốn sách của Trần Xuân An (Nxb. Thanh Niên, 2006) đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa vào danh mục sách phục vụ người đọc khắp nơi trên thế giới:

    Bấm vào LINK 3 (23 tháng 09-2007)

    Bấm vào LINK 4 (20 tháng 09-2007)

    Xem lại bộ sách do Nxb. Văn Nghệ TP.HCM. ấn hành, 2004, đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ phục vụ người đọc từ 2006:

    Bấm vào LINK 5 (20 tháng 02-2006)

Gửi phản hồi cho txawriter Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.