Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

tra loi nguoi doc – 2: Xuat xu & ghi chu 4 tam anh

Posted by Trần Xuân An trên 30.08.2007

WebTgTXA. & WebTXAwriter 

TRẢ LỜI NGƯỜI ĐỌC – 2: XUẤT XỨ VÀ GHI CHÚ VỀ 4 TẤM ẢNH

Nguyên văn câu hỏi như sau: “Xin vui lòng cho biết xuất xứ của 4 tấm ảnh đám tang tại Đà Nẵng vào năm 1973, trên WebTgTXA. (trang hình ảnh) và thuyết minh rõ hơn về nội dung của 4 tấm ảnh ấy?”.

WebTgTXA. xin trả lời bà Huỳnh Thị Thanh Tâm (Tam Kỳ, Quảng Nam) như sau:

Trước hết, xin đưa lên đây 4 tấm ảnh ấy:

tang-le_haudue-nvt-13.jpg

Ảnh 1

Ảnh 1 phóng lớn: Bấm vào dòng link-hoá này

tang-le_haudue-nvt-23.jpg

Ảnh 2

Ảnh 2 phóng lớn: Bấm vào dòng link-hoá này

tang-le_haudue-nvt-33.jpg

Ảnh 3

Ảnh 3 phóng lớn: Bấm vào dòng link-hoá này

tang-le_haudue-nvt-42.jpg

Ảnh 4

Ảnh 4 phóng lớn: Bấm vào dòng link-hoá này

Đây là 4 tấm ảnh thuộc một trong những tập ảnh (album-s) của gia đình tôi. Trong khi đưa lên web các tác phẩm tôi đã viết về những số phận con người cùng các vấn đề lịch sử chính trị, văn hoá, xã hội và các mặt khác ở Miền Nam Việt Nam từ 1954-1975, tôi muốn tìm một vài tấm ảnh minh hoạ cho ý tưởng của mình. Tôi chợt nhớ trong các tập ảnh kỉ niệm của gia đình (do vài người thân lưu trữ) có những tấm ảnh có thể sử dụng được, để minh hoạ cho một nét văn hoá cổ truyền. Vì thế, 4 tấm ảnh đám tang ấy đã được tôi đem đi quét chụp (scan) và đưa lên Yahoo Photos (Web Tác phẩm Trần Xuân An — http://www.tranxuanan-writer.blogspot.com ), vào khoảng đầu năm 2006. Nay có thể xem ở địa chỉ mới: http://tranxuanan.writer.googlepages.com/hinhanh . Để tránh trường hợp sa đà vào chuyện riêng tư gia đình, cá nhân, tôi không cước chú gì ngoài một câu: Nghi thức tang lễ truyền thống tại Đà Nẵng 1973. Nay theo yêu cầu của người đọc, tôi nói rõ hơn thêm đôi điều.

Về nội dung:

Đó là hình ảnh đám tang của ông Nguyễn Văn Tương (thường được gọi là ông Phủ Tương), chắt nội đích huyền tôn (hậu duệ thế hệ thứ 3) của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) — ông Phủ Tương gọi cụ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) là cố nội.

Ở hình ảnh tạm gọi là ảnh 1, có 3 người phụ nữ được đánh dấu: Bà Trần Thị Miến (mẹ cả của tôi), bà Hồ Thị Cúc (chị dâu tôi) và bà Phan Thị Trịnh (mẹ ruột tôi).

Ở ảnh tạm gọi là ảnh 3: Ảnh chân dung ông Nguyễn Văn Tương (ông Phủ Tương), người quá cố của tang lễ, được đặt sau lư nhang. Hai người đàn ông đứng hai bên là hai người anh cùng cha khác mẹ của tôi. Thế hệ anh em chúng tôi gọi ông Phủ Tương là ông nội.

Nhưng người chụp ảnh là ai? Có lẽ là những người chụp ảnh thuộc các tiệm ảnh nào đó tại Đà Nẵng hoặc các kí giả thường trú tại Vùng I lúc bấy giờ.

Xin vắn tắt vài nét như vậy.

Cảm ơn bà Huỳnh Thị Thanh Tâm (Tam Kỳ, Quảng Nam) đã nêu thắc mắc.

Trân trọng,

WebTgTXA.:
Trần Xuân An

Một bình luận trước “tra loi nguoi doc – 2: Xuat xu & ghi chu 4 tam anh”

  1. WebTgTXA said

    BỔ SUNG PHẦN TRẢ LỜI:

    Thật bất đắc dĩ khi đưa chuyện gia tộc của cá nhân lên web.

    Tuy nhiên, đây là một vấn đề liên quan đến những giai thoại bị lưu truyền khá rộng rãi về gốc gác huyết thống của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. Giai thoại ấy, tôi đã chứng minh bằng sử liệu gốc trong những cuốn sách tôi viết về ông: Nguyễn Văn Tường (1824-1886) không phải là con rơi của vua Thiệu Trị.

    Nhưng từ đó, nhiều người thường liên tưởng chuyện này sang chuyện nọ, dẫu ai cũng biết rằng chuyện nào ra chuyện đó.

    Trường hợp của thân sinh tôi không phải là trường hợp của cụ tổ Nguyễn Văn (An Cư, 1824-1886), và cũng là trường hợp thường thấy: một cha sinh (huyết thống, họ Nguyễn Văn, làng An Cư), một cha dưỡng (đạo lí nhân nghĩa, họ Trần Xuân, làng Trúc Lâm).

    Do đó, anh em chúng tôi theo ý nguyện của thân sinh, xem trọng công dưỡng hơn công sinh, nhưng vẫn sẽ cho cháu chắt mang họ ghép cho trọn tình, đạt nghĩa, và để không quên công ơn, huyết thống: Trần Xuân – Nguyễn (họ 3 chữ).

    Xin xem thêm một trang đã ảnh hoá (bấm vào dòng chữ link-hoá dưới đây):

    CÂU ĐỐI ĐỀ Ở LĂNG MỘ CHI TỘC TRẦN XUÂN – NGUYỄN

    Mong rằng những ai có trường hợp tương tự sẽ tìm thấy ở câu trả lời này một niềm đồng cảm, chia sẻ. Và tôi nghĩ trong thời đại ngày nay, vấn đề li hôn và vô sinh được các nhà xã hội học xem như hai trong những hiện tượng đáng suy nghĩ, thì trường hợp tương tự không phải không phổ biến.

    Một lần nữa, trong tinh thần đối thoại dân chủ (hiểu ở nghĩa xã hội), xin thành thật cảm ơn bà Huỳnh Thị Thanh Tâm (Tam Kỳ, Quảng Nam).

    Trần Xuân An
    WebTgTXA.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: