Chiếc cầu Ý Hệ (cầu Hiền Lương)

Người bắn nhau nhưng đâu phải bắn nhau, Bắn những ngoại xâm sau lưng nhau đó (TrầnXuânAn)

tra loi nguoi doc 1: NHA

Posted by Trần Xuân An trên 29.08.2007

WebTgTXA. & WebTXAwriter  

TRẢ LỜI NGƯỜI ĐỌC – 1: NHÀ CẦM BÚT & CÁI NHÀ Ở

TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ ĐƯỢC GỌI LÀ NHÀ TRONG LĨNH VỰC VĂN NGHỆ, HỌC THUẬT? (nguyên văn câu hỏi).

WebTgTXA. xin trả lời ông Nguyễn Hoàng Hựu (Gò Vấp, TP.HCM.):

Nói một cách “bài bản”, tại nước ta, mỗi người cầm bút viết văn, làm thơ hay nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn, nếu có 2 đầu sách riêng được xuất bản chính thức ở các nhà xuất bản, là đã đủ tiêu chuẩn để được kết nạp vào các hội nhà văn hoặc các hội nghiên cứu theo chuyên ngành.

Tuy vậy, đó là nguyên tắc chung, có tính chất lí thuyết. Trong thực tế, không phải nguyên tắc chung ấy được vận dụng đúng đắn. Có thể nói một cách chân thật như vậy, bởi vì ở nước ta cho đến nay vẫn còn nhiều “di chứng hậu chiến”, như vấn đề “mặc cảm” tự tôn hay tự ti (bất cần hay gạt bỏ…), vấn đề lí lịch (không phải “người của ta” thì rất khó vào hội), vấn đề hạn chế tự do báo chí (không phải người cầm bút nào cũng được bình đẳng trong việc chọn bài để đăng), vân vân…

Do đó, không nhất thiết đã vào hay chưa vào hội nhà văn hay hội nghiên cứu chuyên ngành, nếu đã có tối thiểu là 2 đầu sách được xuất bản chính thức, với hình thức in giấy, trong nước hay ngoài nước, qua nhà xuất bản chính thức nào đó, thì đương nhiên xứng đáng là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu… với tất cả sự nghiêm chỉnh của danh xưng. Nếu khiêm tốn thái quá, chẳng hạn đã có trên 2 đầu sách xuất bản, vẫn không “dám” tự nhận hay từ chối danh xưng ấy, sẽ khiến người khác chạnh lòng, chột dạ.

Trên đây cũng chỉ là nói chung. Trong văn học sử cũng như trong thực tế, vẫn có trường hợp ngoại lệ: có nhiều nhà thơ đích thực chỉ có dăm bài hoặc mươi bài hiện còn lưu truyền.

Ngoại lệ tất nhiên là có, nhưng, như bất kì cách hành xử nào, phải lấy tiêu chuẩn chung làm cơ sở: Dẫu sao cũng phải có tiêu chuẩn quy định chung là 2 đầu sách xuất bản riêng như vậy.

Nói cách khác, nhà phải ra cái nhà, có nền tảng, cột kèo, mái lợp, phên vách, cửa nẻo.

Xin dựa vào tiêu chuẩn chung (của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP.HCM…) và theo quan niệm thông thường của chúng ta về cái nhà ở để trả lời như vậy.

Điều cuối và cũng là điều cơ bản nhất, ấy là chất lượng của tác phẩm. Chất lượng của tác phẩm thì phải do thời gian phán quyết. Không ai thay thế được thời gian, cho dù là ban chấp hành hội hay công chúng độc giả. Lịch sử văn chương, học thuật từ xưa đến nay và ở mọi nước trên thế giới đều đã có những trường hợp bị ‘quên lãng’ (hay bị ‘dìm’) trong hiện tại, nhưng lại được tôn vinh về sau và mãi mãi. Tất nhiên thời “bùng nổ thông tin” hiện nay, việc bị cố tình quên lãng, bị ‘dìm’, đã có thể vượt qua. Và cũng tất nhiên là điều cuối và cơ bản nhất này, trước mắt, cũng rất khó phân định. Vì thế, tiêu chuẩn chung nêu trên vẫn là nguyên tắc hành xử chung.

Xin lưu ý giúp: Phần trả lời trên đây là thuộc thời điểm sau Đổi mới (1986). Thời đoạn từ đó đến nay, vấn đề xuất bản sách tương đối rộng mở hơn báo chí (mặc dù có thể bị khống chế về phát hành sách). Ai cũng biết trong thời “bao cấp”, xuất bản sách là một đặc quyền đặc lợi, do đó cực kì khó khăn, trở ngại.

Cảm ơn ông đã nêu vấn đề.

Trân trọng,

WebTgTXA.:
Trần Xuân An

3 bình luận trước “tra loi nguoi doc 1: NHA”

  1. T.X.A. said

    Bất kì ai đã xuất bản chính thức 02 đầu sách qua các nhà xuất bản trong nước hay ở nước ngoài, đều gọi là nhà cầm bút hết. Nhà cầm bút gồm nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn chương, học thuật…v.v… Còn tầm cỡ nhà cầm bút ấy như thế nào, thì thêm định ngữ vào phía sau, như nhà thơ tài hoa, nhà văn lớn, nhà nghiên cứu sâu rộng…

  2. T.X.A. said

    Trước 1975, tại Miền Nam Việt Nam, trong thời chiến tranh, có những tác giả tự xuất bản, ấn hành tác phẩm (đầu sách) của mình, nhưng họ cũng phải xin giấy phép xuất bản (chịu kiểm duyệt) tại cơ quan nhà nước có trách nhiệm về lĩnh vực này.
    Tình trạng tự xuất bản, ấn hành đầu sách của chính các tác giả tại các nước trên thế giới cũng đã có từ lâu.
    Trong thời bùng nổ cách mạng thông tin, kỉ nguyên kĩ thuật số, mạng toàn cầu (internet) hiện nay, theo một số nguồn thông tin đáng tin cậy, việc các tác giả tự xuất bản, ấn hành nhưng không phải xin giấy phép (không chịu kiểm duyệt) hiện nay trên thế giới là khá phổ biến. Và điều đó không chỉ đối với sách ở dạng sách điện tử, mà cả sách in giấy.
    Dĩ nhiên, các đầu sách tác giả tự xuất bản, ấn hành, không chịu sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước hữu trách, không qua công đoạn biên tập của các nhà xuất bản, sẽ được sự thẩm định của thời gian và công chúng độc giả. Dẫu vậy, chúng cũng vẫn được bảo hộ về bản quyền, theo luật định.

    Với xu thế hiện nay, chắc hẳn chúng ta cũng phải công nhận những đầu sách loại này, và đối với những đầu sách có chất lượng trong loại đó, chúng ta cũng xem tương tự như sách được xuất bản, ấn hành qua các nhà xuất bản trong nước và ở nước ngoài. Chúng ta vẫn gọi các tác giả của chúng là nhà cầm bút, nếu mỗi tác giả có hai đầu sách trở lên.

  3. T.X.A. said

    Vấn đề này, một người đọc đưa ra từ 2007, tôi đã xin mạn phép trả lời như trên. Nhưng hiện nay, xu thế sách tự xuất bản, ấn hành đã quá phổ biến, nên xin cập nhật thêm như vậy. RIÊNG TÔI, TÔI VẪN GIỮ NGUYỆN VỌNG LÀ ĐƯỢC XUẤT BẢN CHÍNH THỨC CÁC ĐẦU SÁCH CỦA BẢN THÂN MÌNH THEO DẠNG SÁCH IN GIẤY, QUA CÁC NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH THỨC TRONG NƯỚC; và chỉ mong trong khâu biên tập (thực chất là KIỂM DUYỆT), các nhà xuất bản sẽ nhẹ tay, tốt nhất là không cắt bỏ, buộc sửa chữa chữ nào.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

 
%d người thích bài này: